Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri; là người thay mặt cử tri và nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong cơ quan lập pháp và giám sát tối cao. Trước ngưỡng cửa cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV, một lần nữa vấn đề cơ cấu, tỷ lệ đại biểu chuyên trách lại được đặt ra với nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều ý kiến cho rằng, cần giảm số lượng đại biểu “nhiều vai” trong Quốc hội để mỗi người đại biểu thực hiện tốt hơn vai trò người đại biểu của nhân dân
Nhắc tới vấn đề giảm số lượng đại biểu “nhiều vai” trong Quốc hội, nhiều người nhớ ngay tới ý kiến thẳng thắn của Ông Trần Hồng Hà - Bộ trưởng Bộ TN&MT khi góp ý về sửa đổi Luật Tổ chức Quốc hội. Ông muốn dành ghế cho đại biểu QH chuyên trách, và cho rằng nhiều Bộ trưởng, thậm chí một số Chủ tịch UBND tỉnh làm đại biểu Quốc hội, dẫn đến thực tế là gặp khó khăn trong chỉ đạo, điều hành, do các đại biểu kiêm nhiệm này phải dành thời gian cho việc thực hiện nhiệm vụ làm đại biểu Quốc hội.
Rất đồng tình với ý kiến này, Bà Bùi Thị An cũng rất tâm đắc với một số lãnh đạo tỉnh, thành phố vừa qua không ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV để dành thời gian tập trung cho công việc điều hành tại địa phương.
Bà Bùi Thị An - Đại biểu Quốc hội khóa XIII Sau nhiều nhiệm kỳ tỉ lệ ĐBQH chuyên trách không ngừng tăng lên, đến nhiệm kỳ khóa XIV tỉ lệ này là gần 35% và đặt ra mục tiêu đạt 40% ĐBQH chuyên trách - thể hiện sự nỗ lực hướng đến hoạt động ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả của Quốc hội. Tuy nhiên, trong khối đại biểu chuyên trách này, nhiều ý kiến cũng đề nghị tăng tỷ lệ những nhà khoa học, trí thức, chuyên gia... |
Ông Nguyễn Văn Chiến - Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Cơ cấu thêm với đại biểu ở các tổ chức XH có kinh nghiệm thực tiễn, ở góc độ chuyên gia, nhất là có kiến thức pháp luật để có những hoạt động mang tính thiết thực hơn, đóng góp nhiều hơn cho Quốc hội |
Ông Trần Ngọc Đường - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Nhất là trong thời đại công nghệ 4.0 thì trình độ của đại biểu Quốc hội phải rất là giỏi, phải là nhà khoa học tham gia vào đấy thì càng tốt, nhà hoạt động thực tiễn có hoạt động thực tiễn |
Bên cạnh đó, trong danh sách 205 người được các cơ quan Trung ương giới thiệu ứng cử ĐHQH khóa XV tại hội nghị Hiệp thương lần 2 của Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc VN, nhiều người cũng bày tỏ đáng tiếc khi vắng bóng của đại diện Hội nhà báo.
GS Nguyễn Anh Trí - Đại biểu Quốc hội khóa XIV Báo chí truyền thông nói chung có thể nói là công cụ rất đắc lực của Nhà nước, trong xh văn minh cởi mở của như bây giờ, nên rất cần có đại diện trong diễn đàn quan trọng – đó là Quốc hội, nếu thiếu đi đó quả thật là rất đáng tiếc và nên xem xét |
Sau Hội nghị hiệp thương thứ hai, cả nước có 1.084 người ứng cử đại biểu Quốc hội, đạt tỉ lệ bình quân 2,17 lần so với tổng số đại biểu Quốc hội được bầu. Chỉ còn chưa đầy 2 tháng nữa, cử tri cả nước sẽ đi bầu ra người đại biểu đại diện cho ý chí, nguyện vọng của mình trên cơ sở lựa chọn, cân nhắc kĩ lưỡng các đại biểu đủ đức, đủ tài, đủ tiêu chuẩn, và không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn./.
Nguồn TTXVN
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 28.11, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội...
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...