Khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, bằng những giải pháp phù hợp và thích ứng linh hoạt, ngành dệt may đã lấy lại đà tăng trưởng với kịch bản tích cực nhất. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều khó khăn thách thức doanh nghiệp dệt may trong kế hoạch hoàn thành mục tiêu của năm 2022.
8 tháng qua tăng trưởng doanh thu gia công của công ty TNHH may mặc và thương mại Thuận Phát đạt trên 25%, thu nhập của người lao động tăng 20% duy trì ở mức trên 8 triệu đồng/người/tháng.
Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn - PGĐ Cty TNHH may mặc và TM Thuận Phát: Từ đầu năm đến nay hàng hóa của công ty chúng tôi ổn định, mức thu nhập của công nhân cũng tăng hơn so với nhiều năm trước
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp dự báo tăng trưởng sẽ giảm trong quý 3 và quý 4 năm 2022 và cả năm 2023. Nguyên nhân vì khách hàng đã rút ngắn thời gian đặt trước đơn hàng, do lượng hàng tồn kho ở thị trường xuất khẩu ở mức cao và áp lực lạm phát. Vì vậy nhiều giải pháp để hoàn thành kế hoạch năm đang được các doanh nghiệp đặt ra.
Ông Ninh Xuân Thảo - Giám đốc Công ty cổ phần Đô Lương: Để thực hiện được mục tiêu đề ra chúng tôi đã đưa ra rất nhiều giải pháp mới như tiếp tục tái cơ cấu sản xuất, đầu tư bổ sung các thiết bị mới như các thiết bị chuyên dùng với tốc độ và hiệu suất cao hơn. bên cạnh đó công ty còn có giải pháp tăng thu nhập cho người lao động để giữ ổn định tình hình lao động"
Không chỉ khó khăn về đơn hàng, thời gian thực hiện mà hiện nay các công ty dệt may cũng đang phải đối mặt với khó khăn về chi phí sợi, vải, logistic và nhân công ở mức cao, sự cạnh tranh trên thị trường lao động và sức mua các mặt hàng tiêu dùng, trong đó có dệt may giảm sút đáng kể, ảnh hưởng đến đơn hàng của doanh nghiệp trong quý 3 và 4.
Ông Nguyễn Thiên Huy – Giám đốc Công ty cổ phần sợi Eiffel:
"Từ đầu năm hoạt động sản xuất của công ty chúng tôi cũng gặp nhiều khó khăn, thị trường bị cắt giảm nghiêm trọng. Từ tháng 5 đến nay, chúng tôi phải cắt giảm sản lượng, hoạt động với 40% sản lượng, làm việc từ 3 ca xuống 2 ca để duy trì sản xuất và nhân sự "
Để phá thế khó, nhiều doanh nghiệp dệt may cho rằng, về lâu dài doanh nghiệp cần phải tự chủ được nguồn cung nguyên phụ liệu, đáp ứng yêu cầu của các Hiệp định Thương mại thế hệ mới. Chủ động tiếp cận chuỗi cung ứng ngành hàng dệt may cho Mỹ, Liên minh châu Âu. Đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn, yêu cầu xanh hóa trong sản xuất, thể hiện qua hệ thống nhà máy, công nghệ, thiết bị đạt chuẩn và chất lượng nguồn nhân lực./.
Hữu Phước
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận, cho ý kiến nhiều dự án luật quan trọng và xem xét, thông qua các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết đã được trình Quốc hội trong đợt 1...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do đồng chí Bùi...
Sáng 14.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội có...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...