Nông nghiệp Thái Bình một năm vượt khó

Thứ 3, 31/12/2024 | 06:03:34
109 lượt xem

Nông nghiệp Thái Bình trải qua năm 2024 đầy khó khăn với những bất lợi của thời tiết, thiên tai và dịch bệnh. Thế nhưng sau tất cả, ngành nông nghiệp vẫn đạt được nhiều kết quả quan trọng, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh Thái Bình.

3 tháng sau trận lũ lịch sử, màu xanh của rau màu đã phủ kín khắp các cánh đồng, từ vùng đất bãi ven sông cho đến các khu nội đồng. Cơ chế hỗ trợ kịp thời của tỉnh và của các địa phương đã khuyến khích, tạo động lực để nông dân mở rộng diện tích sản xuất trong vụ đông này. Với phương châm “Lấy vụ đông bù vụ mùa”, toàn tỉnh Thái Bình đã trồng được trên 36.500ha cây vụ đông. Điều đáng mừng đa số các loại cây trồng đều cho năng suất cao, tiêu thụ thuận lợi, nông dân có thu nhập khá, bù đắp phần nào thiệt hại do bão, lũ gây ra. 

Ông Phạm Quang Hoạt - Giám đốc HTX DVNN xã Quỳnh Hoàng, huyện Quỳnh Phụ: Do thời tiết thuận lợi nên năm nay cây vụ Đông phát triển rất tốt. Với sản lượng tốt cộng với đươc giá nên năm nay thu nhập của bà con cao hơn các năm.


Năm 2024 được đánh giá là năm nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Đây là năm sâu bệnh diễn biến phức tạp và có mật độ rất cao ở cả vụ lúa xuân và lúa mùa. 

Đặc biệt ảnh hưởng của bão số 3 và hoàn lưu sau bão gây thiệt hại nặng nề cho ngành nông nghiệp và bà con nông dân. Cùng với tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khôi phục, tái thiết sản xuất sau bão lũ, ngành nông nghiệp tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn nông dân thực hiện tích tụ ruộng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả. Các mô hình sản xuất theo hướng gia tăng giá trị được triển khai đa dạng ở nhiều đối tượng cây trồng. Giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha canh tác trồng trọt đạt 185 triệu đồng/ năm, tăng 5 triệu đồng/ha so với năm trước. 

Ông Nguyễ Văn Hùng - Giám đốc HTX DVNN xã Thống Nhất, huyện Hưng Hà: Xã Thống Nhất chuyển đổi từ diện tích trồng cây Ngưu Tất đã mang lại hiệu quả cao. Một sào trồng cây Ngưu Tất bằng 5 lần cấy 1 sào lúa. Thu nhập thì đạt từ 10 đến 12 triệu/ sào.


Mặc dù quỹ đất cho sản xuất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản ngày càng giảm song bằng cách đa dạng các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế, với nhiều phương thức và hình thức nuôi. 

Đặc biệt là phát triển diện tích nuôi thủy sản trong ao bán nổi, nuôi lồng bè khác nuôi trong ao truyền thống nên giá trị sản xuất thủy sản được giữ vững, đạt trên 6.000 tỷ đồng, tăng gần 2,3% so với năm 2023, đưa giá trị sản xuất toàn ngành đạt gần 29.700 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Mạnh Khương, Phó giám đốc Sở NN&Thái Bình: Chỉ đạo sản xuất từ phát triển sản xuất cho đến đẩy mạnh kinh tế nông nghiệp thì việc đầu tiên phải chủ động trong hoạt động sản xuất. Điều này thể hiện có cái dự báo, dự tính từ sớm. Cái thứ hai là chuẩn bị sẵn nguyên liệu vật tư. Ví dụ như triển khai công tác phòng chống thiên tai đã bảo vệ Thái Bình qua cơn bão số 3.

Kế thừa những thành tựu đã đạt được trong một năm nhiều khó khăn, thách thức, Thái Bình tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại và phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả.

Thu Trang

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...