Mang yêu thương đến với học sinh khuyết tật

Thứ 4, 16/10/2024 | 15:20:07
134 lượt xem

Dạy một học sinh bình thường đã khó, dạy một trẻ khuyết tật còn khó khăn hơn gấp nhiều lần. Thế nhưng, tại trường trung cấp cho người khuyết tật Thái Bình, thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ và giáo viên đã hết lòng yêu thương, xoa dịu những khiếm khuyết của các em học sinh, trở thành điểm tựa để các em vươn lên, hoà nhập cộng đồng.

Công tác đến nay gần 20 năm, thầy Phạm Quang Huy, trưởng khoa Văn hoá, trường trung cấp cho người khuyết tật Thái Bình hiểu và chia sẻ với các học sinh đặc biệt của mình. Đối với thầy và các giáo viên ở đây không đơn thuần là giáo viên dạy học mà còn là người cha, người mẹ, người bạn đồng hành cùng học sinh.

Thầy giáo Phạm Quang Huy, trưởng khoa văn hoá, trường trung cấp cho người khuyết tật Thái Bình: Với những bạn mới vào trường không có nền nếp, thói quen nên phải nắm bắt tâm sinh lý, tìm hiểu sở thích để biết được niềm vui thì dần theo dõi và đưa các cháu vào nề nếp.


Trường Trung cấp nghề cho người khuyết tật Thái Bình tiền thân là Trường Dạy chữ, dạy nghề cho người khuyết tật với nhiệm vụ là nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy văn hóa, phục hồi chức năng, dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật và các đối tượng chính sách. Nhà trường luôn lấy cái gốc là tình yêu thương để thực hiện sự nghiệp trồng người của mình. Đây cũng chính là quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em. 

Đến nay, trường đã đào tạo hàng chục nghìn học sinh tốt nghiệp các nghề Điện công nghiệp, May thời trang, Chạm khắc gỗ, Hàn, Tin học văn phòng, Kế toán DN, học ngôn ngữ ký hiệu và văn hóa trung học phổ thông; trong số đó có rất nhiều học sinh khuyết tật có tay nghề tốt, các em tự kiếm sống được bằng nghề đã học hoặc học lên trình độ cao hơn; đặc biệt các em khiếm khuyết sau khi học song có kiến thưc, kỹ năng tốt tự tạo việc làm cho bản thân. Với những đóng góp to lớn cho xã hội, trường đã vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý.

Ông Trần Bá Trình, Hiệu trưởng trường Trung cấp nghề cho người khuyết tật Thái Bình: Trong thời gian tới nhà trường sẽ xây dựng các chuyên đề để các thầy cô trở thành tấm gương mẫu mực. Từng hành động, lời nói phải dễ hiểu để dạy được các em và luôn là tấm gương để các em noi theo.


Người khuyết tật là một phần của cộng đồng, có quyền sống, học tập và lao động. Tình yêu thương, sự kiên trì, nhẫn nại của các thầy cô giáo tại trường đã giúp đõ nhiều thế hệ học sinh sớm hoà nhập cộng đồng, sống có ích cho xã hội. Đây cũng là niềm động viên tinh thần để thầy cô giáo – những người hi sinh thầm lặng trên hành trình nhọc nhằn gieo con chữ tiếp tục tâm huyết với sự nghiệp trồng người. 

Hoài Thu

  • Từ khóa
Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội làm việc tại tỉnh Thái Bình
Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội làm việc tại tỉnh Thái Bình

Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do đồng chí Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...