Hướng đến sự liên thông trong quản lý giáo dục tại Việt Nam, từ năm học trước, Bộ Giáo dục và Ðào tạo đã triển khai thí điểm hệ thống học bạ điện tử ở cấp tiểu học. Tại Thái Bình, sau thời gian thí điểm, học bạ điện tử đang chứng minh được hiệu quả trong cải cách hành chính, tăng tính công khai minh bạch khi đánh giá, xếp loại học sinh, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục.
Thí điểm học bạ điện tử từ năm học 2023 - 2024 ở 11 lớp từ khối 1 đến khối 4, các giáo viên trường tiểu học & THCS Bùi Hữu Diên đều đã quen với những thao tác trên loại hình học bạ này. Thay vì phải in ra giấy và ký tay toàn bộ thì chỉ cần vài cú click chuột, giáo viên đã hoàn thành việc ký, đóng dấu học bạ trên hệ thống mà không mất quá nhiều thời gian.
Cô giáo Nguyễn Thị Tuyết, trường tiểu học & THCS Bùi Hữu Diên, huyện Hưng Hà: Nhà trường có đủ cơ sở vật chất để đồng bộ học bạ điện tử, giúp việc quản lý, cập nhật thông tin được dễ dàng. So với học bạ truyền thống thì chúng tôi có thể cấp lại nếu đánh mất. |
Đến nay, 35 trường có cấp tiểu học trên địa bàn huyện Hưng Hà đã triển khai đồng loạt học bạ điện tử. Đây là loại hình học bạ được số hóa, có giá trị pháp lý để sử dụng trên môi trường số.
Học bạ điện tử lưu trữ đầy đủ, chính xác thông tin về học sinh và kết quả học tập, rèn luyện, bảo đảm nhất quán, toàn vẹn thông tin. Việc đưa lên phần mềm giúp khâu quản lý chặt chẽ hơn theo phân cấp, là điều kiện thuận lợi để thực hiện triệt để việc giải quyết thủ tục hành chính theo hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4.
Cô giáo Nguyễn Thị Nhạn, Phó Hiệu trưởng trường tiểu học & THCS Bùi Hữu Diên, huyện Hưng Hà: Nhà trường đã tổ chức cho 100% cán bộ giáo viên tham gia đầy đủ các buổi tập huấn của phòng, của sở. Chúng tôi còn mời thêm nhân viên Viettel về hỗ trợ tư vấn kỹ thuật trong lúc nhập liệu. Quán triệt giáo viên thực hiện đầy đủ quy trình để đảm bảo sự chuẩn hoá chính xác nhất, hiệu quả nhất. |
Cô giáo Trần Thị Luyến, trường tiểu học Lý Nam Đế, huyện Hưng Hà: Đối với giáo viên, chúng tôi dễ dàng nắm bắt được tiến độ học tập của học sinh, đưa ra được kế hoạch giảng dạy phù hợp. Lưu trữ được thông tin điện tử an toàn, tránh mất mát dữ liệu. PHHS dễ dàng nắm bắt tình hình học tập của con em mình. Dễ dàng cập nhật và tra cứu, thuận lợi trong việc chuyển học bạ cho HS chuyển trường. |
Để việc triển khai học bạ điện tử phát huy hiệu quả, các trường học đang tiếp tục đổi mới tư duy, phương pháp quản lý đến trình độ, kỹ năng công nghệ thông tin. Cùng với đó là hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ chuyển đổi số. Đây cũng là cơ sở quan trọng để triển khai đại trà học bạ điện tử của cả 3 cấp học: tiểu học, THCS, THPT theo kế hoạch trong năm học này.
Hà My
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...