Những năm qua trên địa bàn tỉnh Thái Bình xuất hiện nhiều mô hình tích tụ ruộng đất để sản xuất lúa đem lại hiệu quả thiết thực. Nhờ tích tụ đã hình thành vùng sản xuất lớn, tập trung tạo thuận lợi đưa cơ giới vào đồng ruộng, giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, giá trị thu nhập cho nông dân.
Từ chục năm nay, gia đình bà Thủy ở xã Đông Động huyện Đông Hưng bắt đầu tích tụ ruộng đất, thuê, mượn lại ruộng canh tác kém hiệu quả của bà con trong trong xã. Đến nay, 13 ha tích tụ được, bà Thủy sản xuất lúa. Theo bà Thủy: Nhờ tích tụ ruộng đất, thực hiện sản xuất theo nguyên tắc “3 cùng” cùng giống, cùng trà, cùng phương pháp canh tác trên diện tích lớn đã giảm được rất nhiều chi phí ở tất cả các khâu: Từ làm đất, gieo cấy, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, đến thu hoạch… Tính ra, năng suất và hiệu quả cao hơn hẳn so với trước. Bởi sản xuất nhỏ lẻ, manh mún các khoản chi phí đầu tư cao hơn.
Bà Phạm Thị Thủy xã Đông Động huyện Đông Hưng: Vụ này vừa thu hoạch xong, tôi cân thử đã được 2,5 - 2,7 tại lúa tươi/ 1 sào. So với ruộng của bà con thì cũng năng suất cũng cao hơn từ 20 - 30kg/ 1 sào. Còn chi phí sản xuất tính ra cũng thấp hơn của bà con ở tất cả các khâu như: làm đất, gieo cấy, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, đến thu hoạch… do áp dụng máy moc. |
Còn với gia đình anh Phạm Văn Đoàn cũng ở xã Đông Động, huyện Đông Hưng đã tích tụ được gần 15 ha ruộng. Vụ xuân này, anh cấy chủ yếu 2 giống BC15 kháng đạo ôn và TBR225, vừa để làm giống vừa bán thương phẩm.
Những ngày này diện tích lúa của gia đình anh bắt đầu chín và cho thu hoạch. Thửa lớn, lại có sẵn các máy nông nghiệp, nên các khâu từ cấy, phun thuốc BVTV đến việc thu hoạch lúa rất thuận lợi, nhanh chóng.
Ông Phạm Văn Đoàn, xã Đông Động, Huyện Đông Hưng: Chúng tôi thu hoạch đến đâu chúng tôi bán tươi đến đấy cho công ty thu mua. Do đảm bảo đầu ra nên bán rất là thuận tiện, mà mấy năm nay thì giá lúa cũng lên được cao hơn so với mấy năm trước. |
Đến nay xã Đông Động có 16 hộ thực hiện tích tu ruộng để cấy lúa với diện tích từ 5 ha trở lên. Theo các hộ nông dân: Cũng từ thực hiện tích tụ ruộng đất, nông dân đầu tư máy móc phương tiện, cơ giới trong sản xuất.Họ cũng tự chọn được giống lúa thị trường cần, không phải lo đầu ra của sản phẩm. Thu hoạch đến đâu được công ty thu mua thóc tươi ngay đến đó. Song để thực hiện tích tụ đạt hiệu quả cao hơn, các hộ tích tụ rất cần sự hỗ trợ của nhà nước, đặc biệt là khâu sấy lúa sau thu hoạch.
Hiệu quả của tích tụ, tập trung ruộng đất đã được khẳng định, xã Đông Động không còn diện tích bị bỏ hoang. Đồng thời đã khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, giá trị thấp; hình thành nên những vùng sản xuất lớn, theo hướng hàng hóa, đem lại giá trị kinh tế cao và bền vững.
Linh Hạnh
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...