Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn, “Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức… Thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu, nhất là đối với trẻ em”. Ghi nhớ và làm theo lời Bác, những năm qua, đội ngũ cán bộ, giáo viên trong tỉnh Thái Bình luôn nỗ lực phấn đấu, rèn luyện bản thân, hoàn thành tốt nhiệm vụ, được học sinh yêu mến và tin cậy. Cô giáo Phạm Thị Thanh Huế, trường tiểu học & THCS Hoà Bình, huyện Vũ Thư là một điển hình như thế.
Yêu và say mê hội họa từ nhỏ, cô giáo Phạm Thị Thanh Huế chọn con đường gắn bó với nghề dạy học môn Mỹ thuật. Với mong muốn truyền thụ cho học sinh về vẻ đẹp của cuộc sống, của thiên nhiên và con người, góp phần giúp các em hình thành nhân cách, những tiết học của cô luôn rất gần gũi, sôi nổi, như buổi giao lưu “học mà chơi, chơi mà học”.
Cô giáo Phạm Thị Thanh Huế, trường tiểu học & THCS Hoà Bình, huyện Vũ Thư: Tôi đã áp dụng nhiều phương pháp cho các em tự trải nghiệm, tự nghiên cứu và đưa ra ý kiến của mình. Trên cơ sở đó để giúp đỡ các em rút kinh nghiệm hoàn thiện hơn. Trong quá trình giảng dạy tôi cũng lồng ghép đưa trò chơi vào để tạo nhiều hứng thú hơn cho các em. |
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà giáo là tấm gương cho nhân dân, cho thế hệ trẻ của đất nước. Người giáo viên nêu gương rõ nét nhất khi có trách nhiệm đi tiên phong tự học, tự nghiên cứu – phải “ham học, ham làm, ham tiến bộ”. Thấm nhuần lời dạy của Người, hơn 17 năm trên cương vị là giáo viên tổng phụ trách Đội thiếu niên tiền phong HCM, cô Huế luôn nỗ lực trau dồi, tìm tòi, học hỏi và đề xuất các sáng kiến hiệu quả.
Không chỉ vững kiến thức chuyên môn, cô Huế còn tích cực tìm hiểu lịch sử cuộc đời, sự nghiệp và những mẩu chuyện về Bác. Thường xuyên lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và những gương tốt ở nhà trường, địa phương, giúp học sinh nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của việc học tập, làm theo Bác.
Ông Lại Văn Thư, Phó trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Vũ Thư: Đối với cô Phạm Thị Thanh Huế, tư tưởng đạo đức của Bác đã thấm nhuầm từ những việc làm cụ thể hàng ngày, từng trang giáo án, từng giờ lên lớp. Đặc biệt cô Huế tham gia rất nhiều hoạt động thiện nguyện. Với ngành giáo dục huyện Vũ Thư, những người như cô giáo thực sự là tấm gương tốt, có sức lan toả mạnh mẽ với phong trào học tập, làm theo tư tưởng đạo đức phong cách HCM. |
Trong sự nghiệp của mình, cô giáo Phạm Thị Thanh Huế đã nhiều lần được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo ghi nhận, biểu dương. Song, với người giáo viên tâm huyết này, niềm vui lớn nhất là chứng kiến học trò của mình trưởng thành từ chính những bài giảng mà cô dạy mỗi ngày. Khắc ghi lời Bác, “dù khó khǎn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt, học tốt”, cô giáo Phạm Thị Thanh Huế vẫn đang tiếp tục nỗ lực cống hiến hết mình, vun đắp cho sự nghiệp trồng người.
Hà My
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...