Để môn học Lịch Sử hấp dẫn hơn với học sinh

Thứ 5, 16/05/2024 | 08:48:07
263 lượt xem

Nếu như trước kia, lịch sử được xem là môn học khô khan và khó, việc dạy lịch sử trong các nhà trường vẫn nặng về con số, sự kiện, học sinh ghi nhớ máy móc. Thì nay, các em đã hiểu lịch sử, yêu lịch sử hơn, nhờ những cách dạy và học mới, được triển khai đồng bộ.

Tại trường tiểu học & THCS Phong Châu, tiết học lịch sử nào, học sinh cũng rất mong chờ. Bởi các em không phải học theo phương pháp đọc – chép truyền thống, mà được xem những video, những trích đoạn phim, tư liệu hình ảnh quý liên quan đến chính bài học của mình. Có những tiết các em lại được tự dàn dựng tiểu phẩm, kịch hóa một đoạn ngắn trong sự kiện lịch sử. Hứng thú, đam mê với bộ môn này từ đó mà hình thành trong mỗi học sinh. 

Em Nguyễn An Dương, lớp 9A, trường tiểu học & THCS Phong Châu, huyện Đông Hưng: Em cảm thấy môn lịch sử rất bổ ích, em có thể biết được cội nguồn dân tộc, biết được dân tộc ta đã hi sinh nhiều như thế nào qua 2 cuộc kháng chiến. Em thấy rất tự hào và em sẽ cố gắng học tập để xây dựng đất nước giàu đẹp hơn.

Rất nhiều cách làm hay, sáng tạo đang được áp dụng tại các nhà trường để môn lịch sử trở nên hấp dẫn hơn. Với phương châm lấy học sinh làm trung tâm, các thầy cô giáo thường xuyên nêu những câu hỏi mang tính gợi mở, giúp học sinh tự tin tương tác, thậm chí phản biện. Các nhà trường cũng đẩy mạnh việc dạy lịch sử bằng hình ảnh trực quan ở bảo tàng, địa chỉ đỏ, khu di tích… kết hợp với dạy lịch sử địa phương. Nhiều giáo viên còn chọn lọc và đăng tải lên mạng xã hội những thông tin, kiến thức dễ học, dễ nhớ liên quan đến tiết học Lịch sử trên lớp. Mạng xã hội của các thầy cô trở thành phương tiện để học sinh đọc, học và chia sẻ.

Thầy giáo Nguyễn Quang Dương, hiệu trưởng trường tiểu học & THCS Phong Châu, huyện Đông Hưng: Nhà trường tăng cường tập huấn đổi mới nâng cao phương pháp giảng dạy bộ môn, tập huấn cho giáo viên cốt cán dạy môn lịch sử. Vào những ngày truyền thống, có buổi gặp gỡ nhân chứng tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Thành lập những hội nhóm học sinh đam mê lịch sử, có những dịp trải nghiệm về cội nguồn để học sinh yêu thích, trân trọng lịch sử hơn.  



Dạy lịch sử bằng hình ảnh trực quan ở bảo tàng, địa chỉ đỏ, khu di tích…

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Long, trường THPT Phạm Quang Thẩm: Để các em yêu thích môn lịch sử, trước tiên phải khơi dậy được tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước, tình cảm với quê hương, qua đó kích thích các em tìm hiểu lịch sử dân tộc, mở rộng ra với lịch sử thế giới. Trong quá trình giảng dạy tôi cũng áp dụng các phương pháp như vẽ sơ đồ tư duy, lập bảng biểu so sánh để HS dễ nhớ, dễ thuộc môn lịch sử. 


Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Dân ta phải biết sử ta/Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Việc dạy sử, học sử luôn là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp giáo dục đào tạo, cũng như trong xây dựng, bồi dưỡng nhân cách của mỗi cá nhân. Những đổi mới tích cực trong dạy và học bộ môn này đã góp phần giáo dục truyền thống, bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước cho thế hệ trẻ, giúp các em biết quý trọng những giá trị của lịch sử, để kế thừa, phát huy cho hiện tại và tương lai.

Hà My

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...