Chỉ với điện thoại thông minh có kết nối Internet, thực hiện quét mã QR, người dân, du khách có thể biết được chính xác thông tin về những di tích lịch sử văn hóa, các địa chỉ đỏ mà mình ghé thăm. Đây là những tiện ích mang lại từ công trình thanh niên chuyển đổi số đang được Đoàn TNCS HCM thành phố Thái Bình triển khai.
Từ đường Bùi Quang Dũng, thôn Đồng Thanh, xã Tân Bình, thành phố Thái Bình
Từ đường Bùi Quang Dũng, thôn Đồng Thanh, xã Tân Bình, thành phố Thái Bình – di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia, lưu giữ bia đá khắc bài văn ca tụng công đức của một trong những công thần khai quốc thời Đinh – thế kỷ thứ X. Đến đây, thay vì phải có người ở địa phương hướng dẫn hay thông tin về địa điểm này, thì người dân và du khách chỉ cần lấy điện thoại quét mã QR, từ đó sẽ dẫn đến website có chứa thông tin chính xác, đầy đủ về di tích.
Anh Lê Văn Đạt, Bí thư Đoàn TNCS HCM xã Tân Bình, thành phố Thái Bình: “Ngoài việc dán mã, cũng tuyên truyền trên hệ thống fanpage của Đoàn Thanh niên xã, các hội nhóm của Đoàn Thanh niên để các bạn đoàn viên thanh niên biết giá trị lịch sử và nắm được những công lao to lớn của các bậc tiền bối.”
Thông qua mã QR giúp việc tiếp cận, nắm bắt thông tin nhanh hơn, thuận tiện và dễ dàng hơn so với cách làm truyền thống
Hình thức tuyên truyền, phổ biến về di tích lịch sử văn hoá, địa chỉ đỏ thông qua mã QR giúp việc tiếp cận, nắm bắt thông tin nhanh hơn, thuận tiện và dễ dàng hơn so với cách làm truyền thống. Những thông tin đăng tải được kiểm duyệt chặt chẽ, đảm bảo chính xác. Các cơ sở Đoàn tại thành phố đang tiếp tục khảo sát thêm địa điểm để triển khai công trình gắn mã QR, nâng cao hiệu quả tuyên truyền, giáo dục truyền thống, lịch sử cho nhiều đối tượng khác nhau.
Chị Trần Thị Phương, Đoàn TNCS HCM xã Vũ Đông, Thành phố Thái Bình: “Công trình tuyên truyền di tích lịch sử văn hoá là việc làm hết sức thiết thực và ý nghĩa, bởi trước hết nó là cầu nối đưa di tích lịch sử văn hoá đến gần hơn với cộng đồng, qua đó góp phần bảo tồn giá trị văn hoá lịch sử tại địa phương, quảng bá hình ảnh di tích đến với nhiều người.”
Ông Vũ Văn Liệu, Phó trưởng Ban Dân vận thành ủy Thái Bình: “Hoạt động đến các di tích lịch sử, văn hoá để gắn mã QR giúp cán bộ, Đảng viên, đặc biệt là Đoàn viên thanh niên và các tầng lớp nhân dân tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng của địa phương để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương cũng như hoạt động của đoàn. Đây là hoạt động ý nghĩa cần phát huy và tiếp tục.”
Gắn mã QR cho di tích góp phần bảo tồn giá trị văn hoá lịch sử tại địa phương, quảng bá hình ảnh di tích đến với nhiều người
Ưu điểm chính của việc gắn mã QR tại các di tích, địa chỉ đỏ, là khả năng linh hoạt, tiện dụng, phù hợp với xu thế thời đại, mang đến cho người dân, du khách một cách tiếp cận mới, trải nghiệm mới về quảng bá du lịch bằng công nghệ 4.0. Những công trình được triển khai ngày càng nhiều đang thể hiện tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo của tuổi trẻ thành phố, chung tay tham gia chuyển đổi số, từ đó giúp quảng bá thông tin di tích nói riêng, các giá trị, tiềm năng, thế mạnh của đất và người Thái Bình nói chung tới bạn bè trong nước và quốc tế.
Hà My
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...