Dịch HIV/AIDS tại Việt Nam nói chung và Thái Bình nói riêng đang có xu hướng tăng nhanh trong nhóm trẻ tuổi và thay đổi hình thái lây nhiễm. Thống kê mới đây cho thấy, 90% ca nhiễm HIV mới thuộc nhóm quan hệ tình dục không an toàn. Trong đó, chủ yếu là đồng giới. Rất nhiều người phát hiện muộn dẫn đến việc điều trị khó khăn.
Mỗi tháng BVĐK tỉnh tiếp nhận trên 10 ca HIV nặng
Tại khoa Truyền nhiễm, BVĐK tỉnh, mỗi tháng tiếp nhận trên 10 ca HIV nặng, sức đề kháng suy giảm dẫn đến bị nhiễm trùng cơ hội phải nhập viện. Đa phần mắc thêm bệnh lao, nấm, viêm phổi, gây tổn thương, rối loạn chức năng các cơ quan, đôi khi khó kiểm soát còn nguy hiểm đến tính mạng.
Bác sĩ Vũ Thị Sấu, Phó trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình: “Bệnh nhân HIV nếu điều trị tốt thì sẽ ổn định nhưng do tâm lý nên nhiều bệnh nhân mặc dù biết bệnh nhưng cũng chưa tiếp cận với quá trình điều trị. Thứ 2 là giờ có tình trạng quan hệ tình dục đồng giới, dẫn đến những chuỗi lây truyền HIV.”
Tình trạng kỳ thị đối với người nhiễm HIV còn phổ biến dẫn đến nhiều người nhiễm không dám công khai
Một vấn đề đáng lo ngại khác là trong số các ca nhiễm HIV mới được phát hiện, chỉ có khoảng 1/3 ca ghi danh, còn lại không rõ danh tính do phát hiện qua hệ thống tư vấn xét nghiệm tự nguyện. Tình trạng kỳ thị đối với người nhiễm HIV còn phổ biến dẫn đến nhiều người nhiễm không dám công khai, ngại đi điều trị. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ lây lan dịch HIV/AIDS ra cộng đồng. Bên cạnh đó, sử dụng ARV đang là giải pháp hữu hiệu nhất bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người nhiễm bệnh, song việc điều trị bằng loại thuốc này cũng gặp khó khăn.
Dược sĩ Lại Thị Mai Anh, Bệnh viện đa khoa Vũ Thư: “Trong quá trình uống thuốc, có khó khăn là đây là thuốc dài ngày, ngày nào cũng uống vào một giờ nhất định, bệnh nhân có tình trạng nhầm lẫn và quên thuốc. Mình đã tư vấn để họ cài lịch hẹn giờ uống hàng ngày để họ nhớ được, điều trị đúng phác đồ.”
Việc phòng chống HIV/AIDS cần sự tham gia của cả cộng đồng với những cách làm sáng tạo, hiệu quả hơn
Để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV, các chuyên gia cho rằng, xã hội cần có cái nhìn cởi mở hơn, thông cảm hơn với người mắc bệnh. Việc phòng chống HIV/AIDS cần sự tham gia của cả cộng đồng với những cách làm sáng tạo, hiệu quả hơn. Có như vậy, mới kết thúc được dịch bệnh AIDS vào năm 2030 như mục tiêu đã đề ra.
Hà My
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...