Cựu chiến binh với phong trào làm kinh tế giỏi

Chủ nhật, 10/12/2023 | 00:00:00
1,683 lượt xem

Từ nhiều năm nay, “Cựu chiến binh (CCB) giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” đã trở thành một phong trào lớn trong Hội CCB các cấp trên địa bàn thành phố Thái Bình. Phong trào đã đi vào cuộc sống, lan tỏa rộng khắp, trở thành động lực thôi thúc các CCB vượt lên khó khăn, vươn lên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.

Cơ sở đan làn nhựa của CCB Lại Đức Thịnh, Thôn Trấn Tây, xã Vũ Chính

Là người khuyệt tật, bản thân bà Phạm Thị Hằng, thôn Trấn Tây, xã Vũ Chính lại không có lương hưu, ốm đau thường xuyên, nhưng nhờ có công việc đan làn nhựa từ xưởng của Cựu chiến binh Lại Đức Thịnh, mà hàng ngày bà Hằng cũng túc tắc được đồng ra đồng vào để chi tiêu cho sinh hoạt hàng ngày.

Bà Phạm Thị Hằng, thôn Trấn Tây, xã Vũ Chính, Thành phố Thái Bình:

 Tôi là người khuyết tật, bản thân già yếu nhưng nhờ anh Thịnh, chị Vui tạo việc làm mà chúng tôi lại có việc làm để tạo thu nhập hàng ngày!


Phát huy nghề truyền thống đan làn nhựa của địa phương, sau những năm tháng tham gia phục vụ trong quân đội, trở về địa phương, CCB Lại Đức Thịnh, Thôn Trấn Tây, xã Vũ Chính cùng gia đình đã mở xưởng gia công đan làn nhựa, tạo thu nhập cho gia đình thoát khỏi khó khăn, có của ăn, của tích lũy. Đồng thời, tạo việc làm cho từ 15-20 người lao động địa phương lúc nông nhàn, đặc biệt những người già yếu, khuyết tật, thu nhập bình quân mỗi tháng từ 2-3 triệu đồng.

Cựu chiến binh Lại Đức Thịnh, Thôn Trấn Tây, xã Vũ Chính, Thành phố Thái Bình: 

Xuất phát từ đặc điểm địa phương, lại yêu thích công việc đan làn nhựa nên tôi và gia đình mở xưởng đan làn nhựa tạo việc làm cho lao động gia đình và lao động địa phương đỡ đi phần chi phí.


Tương tự CCB Lại Đức Thịnh, CCB Phạm Trường Xuân, tổ dân phố số 10, phường Đề Thám cũng đã trở thành tấm gương điển hình trong phong trào phát triển kinh tế điển hình. Trước khi nhập ngũ ở cái tuổi mười tám, đôi mươi, ông Xuân đã từng làm thợ sản xuất xe đạp trong Hợp tác xã cơ khí Vĩnh Long (Thái Bình), với kinh nghiệm ủa bản thân, sau khi chiến đấu trở về địa phương, năm 2001 ông Xuân đã mở công ty TNHH Thép Hòa Phát, chuyên phân phối thép và gia công sản xuất các sản phẩm từ thép. Hàng năm sản lượng bán từ 2.000 - 2.500 tấn thép các loại, doanh thu cho gia đình đạt 60 tỷ đồng, tạo việc làm ổn định cho 30 lao động, thu nhập từ 6-18 triệu đồng/tháng.

Cơ sở kinh doanh và sản xuất đồ thép của CCB Phạm Trường Xuân, tổ dân phố số 10, phường Đề Thám

CCB Phạm Trường Xuân, tổ dân phố 7, phường Đề Thám, Thành phố Thái Bình:

 Phát huy bản chất bộ đội Cụ Hồ, thời chiến cũng như thời bình, tôi tiếp tục cùng gia đình phát triển kinh tế, kinh doanh tạo việc làm cho lao động trong và ngoài tỉnh.


Ông Thịnh, ông Xuân chỉ là hai trong số hàng trăm hội viên CCB của Thành phố còn sức khỏe tham gia làm kinh tế. Dù sản xuất, kinh doanh trên mặt trận kinh tế nào thì những CCB thành phố vẫn năng động trong thời đổi mới, hội nhập, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, đóng góp cho ngân sách Nhà nước hàng tỷ đồng mỗi năm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Không chỉ vậy, các CCB còn tích cực đoàn kết, giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế cũng nhưng đời sống sinh hoạt.

CTV Đài TT- TH Thành phố

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...