Thời gian qua, nhiều địa phương trong tỉnh ghi nhận tình trạng người mắc viêm kết mạc, còn gọi là đau mắt đỏ, gia tăng. Tại BVĐK Hưng Hà, số ca mắc bệnh này bắt đầu tăng từ cuối tháng 7 và đột biến trong khoảng 1 tháng trở lại đây.
Sau nhiều ngày đau nhức liên tục ở mắt, tự điều trị không khỏi, bà Lê Thị Gấm mới đi bệnh viện khám. Đến lúc này thì bệnh đã nặng, bác sĩ chẩn đoán bà bị đau mắt đỏ, biến chứng dẫn đến trợt giác mạc.
Bà Lê Thị Gấm, bệnh nhân: “Nó cứ rát, xong nó đỏ, nó nhức, đi mua thuốc, cái lọ thuốc 10 nghìn ấy cứ tối tôi nhỏ, xót lắm. Lúc đầu tôi chẳng biết là cái bệnh gì, tôi cũng chủ quan, sáng nay nhức quá tôi mới đi khám.”
Bác sĩ CKI Trần Ngọc Cẩn, Trưởng khoa Mắt, BVĐK Hưng Hà: “Bệnh nhân thường xuyên chấm, dụi tay vào mắt, gây tổn thương giác mạc, gây hiện tượng trợt giác mạc, trên nền tảng ấy mà tự ý nhỏ thuốc, nhất là thuốc có corticoid thì có thể gây loét giác mạc, có thể dẫn đến mù loà.”
Thời điểm này số bệnh nhân đến khám mắt tại BVĐK Hưng Hà rất đông
Từ đầu tháng 9, trung bình mỗi ngày khoa Mắt, BVĐK Hưng Hà tiếp đón 40 đến trên 50 bệnh nhân đau mắt đỏ. Điều đáng nói là năm nay, dịch kéo dài hơn, số ca nặng có tỷ lệ cao hơn so với mọi năm. Có người phải điều trị tới cả tháng, thay vì khoảng 5 – 7 ngày như thông thường. Một số bệnh nhân tự mua thuốc chữa, dẫn đến biến chứng sẹo giác mạc, ảnh hưởng thị lực. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, dễ lây lan trong cộng đồng và bùng phát thành dịch. Có những gia đình cả nhà đều mắc bệnh này.
Anh Hoàng Văn Tưởng, bệnh nhân: “Đứa lớn lây ở lớp rồi lây cho em rồi đến bố. Triệu chứng là mắt có gỉ, xong nhức, sưng mọng lên.”
Bác sĩ CKI Trần Ngọc Cẩn, trưởng khoa Mắt, BVĐK Hưng Hà: “Bệnh đau mắt đỏ chủ yếu lây qua đường tiếp xúc. Bệnh nhân bị bệnh, chấm dụi tay vào mắt, bôi ra những vật dụng hàng ngày như đĩa, chén, bát, bàn ghế, giường, người khác vô tình chạm vào hoặc qua đường tiếp xúc bằng bàn tay, vật dụng, sau đó lại chấm dụi vào mắt mình. Để phòng chống bệnh đau mắt đỏ, quan trọng nhất là giữ bàn tay sạch. Thứ 2 là không chấm, không dụi tay vào mắt.”
Người dân khi mắc bệnh, cần đến cơ sở y tế có chuyên khoa mắt uy tín để được thăm khám và phát hiện, xử lý biến chứng kịp thời
Các bác sĩ cũng khuyến cáo, người dân khi mắc bệnh, cần đến cơ sở y tế có chuyên khoa mắt uy tín để được thăm khám và phát hiện, xử lý biến chứng kịp thời. Đối với bệnh nhân đau mắt đỏ, ngoài dùng thuốc, có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ trong quá trình điều trị, như: đắp khăn mặt ấm lên mắt làm giảm đau và khó chịu, dùng nước muối sinh lý để rửa mắt. Tuyệt đối không chữa mẹo, đắp lá thuốc vì có thể nhiễm trùng. Trẻ mắc bệnh cần được nghỉ học đến khi khỏi hẳn để tránh lây lan trong trường lớp.
Hà My
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...