Gìn giữ nét truyền thống Tết Trung thu

Thứ 6, 22/09/2023 | 09:00:00
1,123 lượt xem

Trong ký ức của rất nhiều người Việt, hình ảnh Tết Trung thu thường gắn với những biểu tượng quen thuộc như mâm ngũ quả, bánh trung thu, đồ chơi trung thu, tục rước đèn và phá cỗ trông trăng. Ngày nay, với sự biến đổi của nhịp sống hiện đại nhiều nét xưa đang dần thay đổi, thậm chí mai một theo thời gian. Vì vậy, những năm gần đây dịp Trung thu đến, các di tích trên địa bàn Hà Nội lại chuẩn bị kỹ lưỡng các chương trình tái hiện nét xưa, lan tỏa những giá trị truyền thống đến các em nhỏ.

Năm nay, lần đầu tiên ở di tích Hoàng thành Thăng Long hội tụ trên 10 mẫu đèn Trung thu cổ bị thất truyền. Trung tâm đã phối hợp với nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách cùng nghệ nhân các làng nghề chuyên làm đèn Trung thu xưa phục dựng, trưng bày, phục vụ du khách đúng dịp Tết Trung thu. 


Chị Nguyễn Hồng Chi – Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội: “Chúng tôi phối hợp với Nhà nghiên cứu Trịnh Bách nghiên cứu và phục dựng lại 1 số đèn cổ như đèn kéo quân, đèn con cua, những đèn thất truyền chúng tôi mong muốn mang đến không gian trải nghiệm truyền thống mang tính xưa cũ trong không khí trung thu truyền thống tại khu di sản.”

Các mẫu đèn được phục dựng dựa trên các nguồn tư liệu qúy của các nhà nghiên cứu nước ngoài như Henri Oger, Albert Kant; bảo tàng Quai Branly (Pháp) và sách Kỹ nghệ người An Nam. Với nguyên liệu truyền thống giấy dó, giấy nhiễu, giấy bóng kính, nan tre, mây, hồ dán... các nghệ nhân đã phục dựng những mẫu đèn con cua, con cá, con tôm.


Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Quyền – Huyện Thanh Oai, Hà Nội: “Thí dụ con cá ngày xưa làm khác con cá hàng mã, ngày xưa làm hình giống con cá thật và dán bằng giấy dó sau đó chuyển sang dán vải, 1 số người bảo giấy bóng kính là cổ truyền nhưng trong sách Kỹ nghệ người An Nam thì k nói đến giấy bóng kính mà làm bằng giấy dó, tạo độ bóng bằng phủ propan.”


Khu vực Hồ Văn, Văn Miếu - Quốc Tử Giám chuỗi hoạt động "Ký ức mùa trăng 2023" cũng được kỳ vọng sẽ trở thành một điểm hẹn văn hóa, điểm hẹn giáo dục di sản cho người dân Thủ đô và du khách trong dịp Tết Trung thu tới đây. Mỗi góc nhỏ là một hoạt động vui chơi, trải nghiệm, tương tác các phong tục đón Tết trung thu gắn với truyền thống học hành, khoa cử. 


Bà Tăng Thu Hà - Giám đốc công ty LongLink Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức sự kiện: “Điểm nhấn của chương trình năm nay có chủ đề Lý Ngư vọng nguyệt, cá chép vượt vũ môn. Trong hoạt động này chúng tôi có nhiều trải nghiệm, cuộc tranh tài và mỗi 1 con tham gia chương trình thắng cuộc được ví như con cá chép vượt vũ môn, thông điệp hướng đến học tập.”




Chị Nguyễn Thu Phương – Hiệu trưởng Trường mầm non Mai Phương, Hà Nội: “Cho các con ra ngoài đi trải nghiệm không chỉ có ý nghĩa với không chỉ thế hệ mầm non mà với các thế hệ khác để giáo dục truyền thống tết Trung thu. Đến hồ Văn cho các con trải nghiệm mang đến cho các con cái truyền thống, kỹ năng, sự làm quen với môi trường.”

Tính đến thời điểm này, không khí Tết Trung thu đã rộn ràng. Thông qua các hoạt động, các điểm di sản mong muốn lan tỏa nét đẹp đón Trung thu theo nghi lễ truyền thống, khẳng định sức sống một cách bền bỉ, dung hòa với cuộc sống hiện đại./.

Nguồn TTXVN

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về sửa đổi dự án Luật Quảng cáo
Quốc hội thảo luận về sửa đổi dự án Luật Quảng cáo

Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. 

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...