Tiếp tục ghi nhận các ca bệnh tay chân miệng diễn biến nặng

Thứ 4, 16/08/2023 | 16:00:00
898 lượt xem

Dịch bệnh tay chân miệng năm nay được đánh giá là diễn biến bất thường hơn so với mọi năm, khi mà trong nhiều tháng trở lại đây, số ca mắc vẫn liên tục ghi nhận. Đáng ngại là có tới gần 20% trường hợp mắc do nhiễm chủng virus EV71 có nguy cơ biến chứng cao, thậm chí tử vong.

Tiếp tục ghi nhận các ca bệnh tay chân miệng diễn biến nặng

Bệnh nhi gần 4 tuổi này nhập viện trong tình trạng giật mình liên tục – dấu hiệu cảnh báo nhiễm độc thần kinh do tay chân miệng, nếu không điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm não tủy,...

Người nhà bệnh nhân: 

"Ban đầu cháu chỉ kêu bị đau mồm xong mới phát hiện là lở mồm, chỉ nghĩ là cháu nhiệt thôi. Đưa lên đây bác sĩ chẩn đoán là tay chân miệng."




Trẻ không thể tự tạo ra miễn dịch đối với tay chân miệng và có thể mắc nhiều chủng virus tay chân miệng khác nhau qua mỗi năm. Nhiều bệnh nhi bị mắc tới lần thứ 2 với biểu hiện bệnh tăng nặng, thậm chí bên cạnh viêm não còn có nguy cơ suy tim, phù phổi cấp, viêm cơ tim. 

Người nhà bệnh nhân: 

"Gia đình ở nhà cũng không nghĩ cháu lại bị biến chứng lên não vì trước đây cháu đã bị 1 lần rồi, lở loét hết mồm."






Theo các bác sĩ, có 2 nhóm tác nhân gây bệnh tay chân miệng thường gặp là CA16 và Enterovirus 71. Trong đó, các trường hợp nhiễm CA16 thường nhẹ, có thể chăm sóc, điều trị tại nhà, còn EV71 gây bệnh nặng hơn, nguy cơ dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh tay chân miệng còn đặc biệt hơn các bệnh lý khác do biến chứng có thể xuất hiện ngay chỉ sau vài giờ phát bệnh. 

Bác sĩ Phạm Thị Thùy Linh, khoa Truyền nhiễm, BVĐK Phụ Dực, huyện Quỳnh Phụ: 

"Các biến chứng của tay chân miệng thường là thần kinh và tim mạch, ảnh hưởng đến trí tuệ sau này, chậm phát triển, khó vận động. Khi xuất hiện mụn nước lòng bàn tay, bàn chân, trẻ kêu đau miệng họng, kiểm tra nếu có vết loét ở miệng thì nên đưa đi khám sớm để có chẩn đoán chính xác hơn."


Các bác sĩ cũng khuyến cáo, phụ huynh cần lưu ý những biểu hiện tay chân miệng nặng ở trẻ như: sốt cao liên tục không đáp ứng thuốc; giật mình từ 2 lần trở lên trong 30 phút; vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc ở tay chân; trẻ thở nhanh, thở bất thường; ngồi không vững, đi loạng choạng… Cha mẹ cũng tuyệt đối không tìm hiểu trên mạng hoặc dựa theo đơn của trẻ khác để tự ý dùng thuốc, có thể khiến bệnh của trẻ nặng thêm.

Hà My

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...