Hôm nay, 28/6 là ngày Gia đình Việt Nam. Chủ đề năm nay được lựa chọn là “Gia đình hạnh phúc – Quốc gia thịnh vượng”. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của mỗi “tế bào xã hội” đối với sự thịnh vượng của đất nước.
Tuy nhiên, trong sự hối hả của nhịp sống hiện đại, giới trẻ dường như không quá mặn mà với việc lập gia đình hay sinh con. Điều này đã và đang gây ra những hệ lụy không nhỏ. Câu chuyện này cũng không còn là của riêng quốc gia nào nhưng tại Hàn Quốc thì đặc biệt nghiêm trọng.
Không kết hôn dường như đã trở thành một xu hướng trong xã hội Hàn Quốc.
Nhiều người chọn cuộc sống độc thân vì nhiều lý do , chẳng hạn như không có tiền, công việc không ổn định, không có đối tượng ưng ý. Nhưng, dù vì lý do gì thì điều này cũng góp phần khiến tỷ lệ sinh vốn đã ở mức thấp của Hàn Quốc càng trở nên trầm trọng hơn.
Ông Lim young-Il – Giám đốc Bộ phận Thống kê Dân số, Cục Thống kê Hàn Quốc: “Số lượng các cặp kết hôn năm ngoái đã giảm xuống thức thấp nhất kể từ năm 1970. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ sinh thấp. Tình hình sẽ chưa khả quan khi số người kết hôn ngày càng ít đi.”
Ước tính, số hộ gia đình độc thân năm 2023 là 7.341.206, tăng khoảng 170.000 so với năm ngoái, chiếm khoảng 33,6% tổng số hộ gia đình.
Một báo cáo gần đây của Cục Thống kê Quốc gia cũng chỉ ra rằng 45,8%, tức là gần một nửa tổng dân số nghĩ rằng 'không cần thiết phải kết hôn'.
Anh Shin Yi-hyun – Nhân viên văn phòng: "Tôi không có kế hoạch kết hôn. Tôi định sẽ sống độc thân. Nếu tôi kết hôn, xét về mặt tài chính... thì tôi nghĩ phải là khi tôi 40 - 50 tuổi."
Theo khảo sát, khó khăn đối với các cặp vợ chồng ở Hàn Quốc khi có con là chi phí cho giáo dục quá cao. Việc trợ cấp tiền cho các gia đình có con nhỏ là không đủ để giải quyết vấn đề.
Ông Suh Ji-yong – Chuyên gia xã hội học: "Để giải quyết tỷ lệ sinh thấp, cần phải tìm ra lý do tại sao những phụ nữ muốn có con lại chần chừ. Và giải pháp cơ bản có thể là tạo ra một môi trường làm việc thân thiện với gia đình. Chính phủ cần tìm cách tạo điều kiện cho phụ nữ làm việc và chăm sóc con cái của họ cùng một lúc."
Hàn Quốc nhiều năm qua đã thực hiện các chính sách nhằm cải thiện tình hình dân số già đi nhanh chóng, như hỗ trợ trực tiếp bao gồm chi trả trợ cấp trẻ sơ sinh, nâng khoản hỗ trợ khuyến khích sinh con, mở rộng hỗ trợ chi phí giáo dục cho các gia đình đông con... Tuy nhiên, Hàn Quốc chưa thể cải thiện được tình hình.
Thực tế là sự thay đổi đã không phụ thuộc hoàn toàn vào các chính sách, mà nó phụ thuộc phần lớn vào nhận thức của giới trẻ liên quan đến việc lập gia đình và sinh con. Có lẽ cùng với việc tăng cường giáo dục, thì Hàn Quốc cũng cần có thời gian để thế hệ trẻ hiểu thấu đáo hơn về tầm quan trọng của gia đình, thay đổi tình trạng hiện nay về dân số, từ đó đóng góp cho sự phát triển thịnh vượng của quốc gia.
Nguồn TTXVN
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...