Để Đồng bằng sông Hồng là vùng động lực tăng trưởng của cả nước và liên kết phát triển kinh tế vùng từ chuỗi sản xuất, thương mại và dịch vụ

Thứ 5, 30/03/2023 | 00:00:00
1,306 lượt xem

Sáng 30/3, Bộ Công thương phối hợp với UBND tỉnh Thái Bình tổ chức Hội thảo với chủ đề: Phát triển đầu tư, thương mại, dịch vụ - tạo liên kết vùng cho doanh nghiệp. Dự hội thảo có các đồng chí Nguyễn Chí Dũng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Đỗ Thắng Hải - Thứ trưởng Bộ Công thương; Lãnh đạo các bộ, ban ngành của Trung ương.

Về phía các tỉnh có các đồng chí: Trần Đức Thắng - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương; Phạm Gia Túc - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định cùng lãnh đạo các tỉnh, thành phố trong khu vực Đồng bằng sông Hồng. 

Về phía tỉnh Thái Bình có các đồng chí: Ngô Đông Hải - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Tiến Thành - Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Khắc Thận - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh;  các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành của tỉnh cùng đại diện các doanh nghiệp, tập đoàn, tổng công ty, các hiệp hội ngành nghề, các chuyên gia, nhà khoa học, các nhà quản lý tham dự hội thảo.

Bộ Công thương phối hợp với UBND tỉnh Thái Bình tổ chức Hội thảo với chủ đề: Phát triển đầu tư, thương mại, dịch vụ - tạo liên kết vùng cho doanh nghiệp

Đại biểu tham dự hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải khẳng định, trong những năm qua một số địa phương trong khu vực đồng bằng sông Hồng đã có sự phát triển bứt phá, trở thành điểm sáng trong vùng và cả nước. Hạ tầng thương mại phát triển với sự gia tăng nhanh của các loại hình thương mại hiện đại như: Thương mại điện tử, các siêu thị, trung tâm thương mại, dịch vụ, góp phần làm thay đổi diện mạo ngành thương mại của vùng và cả nước. Tuy nhiên, tính liên kết vùng nhìn chung vẫn còn có những hạn chế và liên kết ngoại vùng hầu như chưa có, nên chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế và tạo động lực phát triển vùng.

Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải phát biểu tại hội nghị

 Vì vậy, tại hội thảo này, Thứ trưởng mong muốn các đại biểu, chuyên gia tập trung thảo luận làm rõ những hạn chế, đề xuất giải pháp đẩy mạnh liên kết phát triển cho các địa phương, doanh nghiệp trong khu vực Đồng bằng sông Hồng. 

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải:

Video: 33023_OHAI1.mp4

 Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng: quy mô nền kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng đang có sự phát triển rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, so với những tiềm năng, lợi thế đang có thì sự phát triển đó vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là vai trò liên kết vùng chưa được phát huy tốt, còn tư tưởng cục bộ địa phương mà chưa có sự liên kết chặt chẽ. Đồng thời cũng chưa có cơ chế, chính sách đủ mạnh để tạo sự liên kết vùng. 

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đề xuất một số giải pháp trọng tâm

Để khắc phục những hạn chế này, Bộ trưởng đề xuất một số giải pháp trọng tâm như: Sớm hoàn thiện cơ chế, chính sách liên kết vùng, cả về quy hoạch, đầu tư, xúc tiến thương mại và môi trường; hoàn thiện quy hoạch vùng, đầu tư đồng bộ hạ tầng về giao thông, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, xây dựng các cực tăng trưởng của vùng; tận dụng thời cơ để phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn,…

 Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng:

Video: 33023_ODUNG1.mp4

 Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận vào 2 chủ đề chính đó là: Tập trung triển khai các giải pháp để đồng bằng sông Hồng là vùng động lực tăng trưởng của cả nước và liên kết phát triển kinh tế vùng từ chuỗi sản xuất, thương mại và dịch vụ. Trong đó, các đại biểu tập trung đi sâu vào thảo luận, phân tích những cơ hội và thách thức trong phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng; Các giải pháp trong thu hút đầu tư hạ tầng tạo động lực cho sự phát triển; Việc tăng cường liên kết, đẩy mạnh xúc tiến thương mại vùng đồng bằng sông Hồng; các giải pháp phát triển thị trường trong nước và vai trò của sự liên kết vùng,….

Trong đó, các ý kiến thảo luận đều đánh giá rằng: Vùng đồng bằng sông Hồng có những lợi thế và tiềm năng rất lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, vùng cũng đang đứng trước rất nhiều khó khăn thách thức cần phải giải quyết như quy mô nền kinh tế nhỏ, diện tích nhỏ, mật độ dân số đông, thể chế kinh tế còn thiếu đồng bộ, chưa phát huy được hết tiềm năng của từng địa phương cũng như sự liên kết giữa các địa phương trong vùng. 

Ông Tanaka Kosei - Phó tổng giám đốc AEON Việt Nam:

Video: 33023_OE1.mp4

 Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Nguyễn Quang Hưng - Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình nhấn mạnh: Liên kết vùng trong tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng đã được Đảng và Nhà nước quan tâm từ nhiều năm nay, thông qua việc ban hành các chủ trương, cơ chế, chính sách, đầu tư và triển khai thực hiện. Các chính sách phát triển vùng, liên kết vùng không những tạo động lực phát triển kinh tế mà còn giải quyết các vấn đề mà mỗi địa phương sẽ rất khó thực hiện trong bối cảnh hiện nay.

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình:

Video: 33023_OHUNG1.mp4

 Nhân dịp này, đồng chí Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình đề xuất 1 số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như: Cần phải tiếp tục quán triệt, thống nhất cao về nhận thức và hành động ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương về vai trò, vị trí và tầm quan trọng đặc biệt của vùng và liên kết vùng; Hoàn thiện cơ chế, chính sách; Hoàn thiện, phê duyệt quy hoạch vùng và quy hoạch từng địa phương trong vùng; Phát triển các lĩnh vực theo hướng ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số; Đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, chú trọng phát triển các ngành kinh tế trọng điểm. Đầu tư phát triển hệ thống logistics; thương mại điện tử; Khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do, mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. 

Thái Bình sẽ là điểm đến lý tưởng của các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong giai đoạn hiện nay

Đồng chí Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh khẳng định: Việc phát triển đầu tư, thương mại dịch vụ - tạo liên kết vùng cho doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà tỉnh Thái Bình đang triển khai thực hiện quyết liệt. Qua đó, giúp Thái Bình là điểm đến lý tưởng của các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong giai đoạn hiện nay. Việc phát triển vùng và liên kết vùng là yếu tố rất quan trọng để các doanh nghiệp của tỉnh cũng như trong khu vực phát triển mạnh mẽ hơn nữa, thúc đẩy thu hút đầu tư cũng như phát triển KTXH của tỉnh Thái Bình nói riêng và các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Hồng nói chung./.

Văn Ngọc 

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...