Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang được lấy ý kiến sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh với nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết, phản ánh nhiều vấn đề phát sinh trong thực tiễn. Một trong những vấn đề được quan tâm tham gia đóng góp ý kiến là việc giải quyết các tranh chấp đất đai.
Là người từng tham gia giải quyết nhiều vụ việc liên quan đến giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai, theo ông Đỗ Hải Bằng, Trưởng phòng Kiểm sát giải quyết án dân sự, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình, Khoản 3, Điều 226 của Dự thảo luật quy định “Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính”; sẽ làm hạn chế quyền công dân và quy định này không thống nhất với quy định của Luật khiếu nại.
Ông Đỗ Hải Bằng - Trưởng phòng Kiểm sát giải quyết án dân sự, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình: “ Tức là trong luật Đất đai không quy định giải quyết tranh chấp lần 2, cái này nó có xung đột với giải quyết khiếu nại. Theo luật giải quyết khiếu nại quy định sau khi có kết quả giải quyết khiếu nại lần đầu và người khiếu nại không nhất trí thì có quyền chọn 1 trong 2 phương án 1 là khiếu nại lần 2 với cấp trên của người đã giải quyết khiếu nại lần đầu, thứ 2 là khởi kiện ra tòa… ”
Nhiều ý kiến tranh luận về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, cũng có nhiều ý kiến trái chiều, băn khoăn xung quanh vấn đề này. Cụ thể, tại khoản 1, Điều 225, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), quy định: “Tranh chấp đất đai và tài sản gắn liền với đất do Tòa án Nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Ủy ban Nhân dân các cấp có trách nhiệm cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất để làm căn cứ cho Tòa án Nhân dân giải quyết theo thẩm quyền khi được yêu cầu”. Ngoài ra, điều 226, dự thảo quy định Tòa và UBND đều có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai. Từ thực tiễn giải quyết tranh chấp thời gian qua, nhiều chuyên gia cho rằng, nếu giao thẩm quyền cho UBND thì điểm thuận lợi là vấn đề được giải quyết nhanh hơn và có thể cấp luôn sổ hồng cho dân. Tuy nhiên, nếu UBND không thể giải quyết thì sự việc vẫn phải đưa ra toà. Do vậy, có ý kiến đề nghị, nên giao thẳng việc này cho toà xử lý.
Ông Hoàng Văn Vĩnh - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Luật gia tỉnh Thái Bình: “Như vậy theo tôi dự thảo mà chuyển sang tòa để tòa xử lý toàn bộ vừa tiết kiệm được thời gian cho các cơ quan nhà nước, 2 là cho dân đỡ phải đi lại nhiều, đỡ khó khăn, 3 là tòa cũng thuận tiện đỡ phải nghiên cứu lại hồ sơ lại phải xử lý… ”
Dự thảo Luật Đất Đai (sửa đổi) cũng còn 1 số tồn tại, hạn chế cần làm rõ
Nhiều ý kiến cũng nêu ra một số hạn chế khác của dự thảo luật là sự chưa rõ ràng trong phân định thẩm quyền chung, riêng khi giải quyết tranh chấp đất đai, gây hệ luỵ rất lớn. Ví dụ như, rất ít thẩm quyền của Chủ tịch UBND mà hầu hết giao chung chung, dẫn đến nhận thức tất cả đều là trách nhiệm tập thể.
Duy Huy
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...