Sáng nay, Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến với các địa phương tổng kết công tác năm 2022, triển khai các Kết luận của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội khóa 15 về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Dự hội nghị có Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Thường trực Ban bí thư Võ Văn Thưởng; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các Bộ ban ngành Trung ương.
Dự tại điểm cầu Thái Bình có các đồng chí: Ngô Đông Hải - Ủy viên ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Tiến Thành - Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Khắc Thận - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo UBND tỉnh.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Năm 2022, tình hình thế giới diễn biến rất phức tạp, tác động lớn tới hoạt động phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong khi đó, dịch bệnh Covid 19 lan rộng dịp đầu năm cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Trước tình hình đó, Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ đã tập trung lãnh đạo, điều hành đất nước vượt qua khó khăn, thử thách đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác phát triển kinh tế xã hội của năm 2022. Thủ tướng cũng cho rằng: Năm 2023 vẫn sẽ là 1 năm dự báo còn nhiều khó khăn. Bởi vậy, Thủ tướng đề nghị, các Bộ ban ngành Trung ương và các địa phương cần tập trung thảo luận, đánh giá lại những kết quả đạt được năm 2022, chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, đề ra các giải pháp hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong năm 2023.
Theo đó, năm 2022, tình hình kinh tế xã hội của đất nước phục hồi tích cực và đạt nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Trong 15 chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu có 13 chỉ tiêu đạt và vượt. Tăng trưởng GDP đạt 8,02%, mức cao nhất trong hơn 10 năm qua. Thu ngân sách nhà nước đạt gần 1,804 triệu tỷ đồng, vượt hơn 27% so với dự toán, tăng trên 14% so với năm 2021. Trong đó, thu ngân sách Trung ương vượt gần 26% và thu ngân sách địa phương vượt gần 30%. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 732 tỷ USD. Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội đạt trên 3,2 triệu tỷ đồng, trong đó vốn FDI đạt 22,4 tỷ USD. Khu vực nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định. Sản xuất công nghiệp tăng 7,6%trưởng khá, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng. Khu vực dịch vụ phục hồi, phát triển mạnh, du lịch đón gần 102 triệu lượt khách trong nước và hơn 3,7 triệu khách nước ngoài. Các lĩnh vực giải ngân vốn đầu tư công, xây dựng nhiều dự án công trình trọng điểm được đẩy mạnh tạo động lực cho sự phát triển của đất nước.
Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận, đánh giá kết quả đạt được năm 2022, bàn các giải pháp thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2023.
Văn Ngọc
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...