Bản tin vắn 16-11

Thứ 4, 16/11/2022 | 00:00:00
781 lượt xem

Lãi suất tiết kiệm tiếp tục tăng

Lãi suất huy động tại một số ngân hàng tiếp tục được điều chỉnh tăng, cận kề mức 10%/năm. Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán SSI, nhiều ngân hàng đã nâng lãi suất huy động về lại vùng trước COVID-19, thậm chí cao hơn, với mức tăng lãi suất trung bình từ 3-4%/năm so với cuối năm 2021. SSI dự báo mặt bằng lãi suất huy động và cho vay có thể tiếp tục tăng thêm 0,5-1 điểm % trong 2 tháng cuối năm.

Các chuyên gia phân tích có khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng thêm lãi suất điều hành ít nhất 0,5-1 điểm % trong quý IV/2022 đến quý I/2023.

Hơn 152 nghìn  tỷ đồng trái phiếu được mua lại trước hạn

Theo số liệu mới nhất từ Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 10, đã có 152 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được mua lại trước hạn, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm 2021. Đơn vị này cũng cho biết, sau 10 tháng từ đầu năm, khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã đạt trên 328 nghìn tỷ đồng, giảm 25% so với cùng kỳ. Khối lượng trái phiếu phát hành hàng quý cũng đang có xu hướng giảm dần. Riêng tháng 10, khối lượng trái phiếu được các doanh nghiệp phát hành chỉ là 5.800 tỷ đồng.

Trong lượng trái phiếu doanh nghiệp kể trên, Bộ Tài chính cho biết có khoảng 46 % trái phiếu riêng lẻ phát hành có tài sản đảm bảo, còn lại 53% là không có tài sản đảm bảo, trong đó chủ yếu là trái phiếu của các tổ chức tín dụng.

Chính thức cho đấu giá biển số xe ô tô với giá khởi điểm từ 40 triệu đồng. 

Nội dung mới được Quốc hội thông qua tại kỳ họp chiều ngày 15/11.

Theo đó, biển số xe ô tô sẽ được đưa ra đấu giá theo hình thức trực tuyến. Phương thức đấu giá là phương thức trả giá lên. Số tiền thu được từ đấu giá sau khi trừ các chi phí sẽ được nộp vào ngân sách theo quy định. Biển số mang ra đấu giá có nền màu trắng, chữ và số màu đen, trừ biển số cấp cho xe ô tô của tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài, cơ quan đại diện ngoại giao.

Không cắt xén nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: Đến thời điểm này, kế hoạch năm học 2022 - 2023 diễn ra trong điều kiện khá thuận lợi và đúng lộ trình. Tuy nhiên, việc triển khai nhiệm vụ năm học, nhất là với Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại một số địa phương vẫn còn gặp khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và thiếu giáo viên... Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo chú ý tìm ra sự khác biệt giữa chương trình hiện hành và Chương trình giáo dục phổ thông 2018 để có phương thức triển khai tốt nhất. Các nhà trường phải tổ chức dạy và học thực chất; thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, không được cắt xén nội dung chương trình, dạy đủ số tiết theo quy định để không thiệt thòi cho học sinh.

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...