Covid 19 chưa phải bệnh đặc hữu

Thứ 6, 11/11/2022 | 00:00:00
754 lượt xem

Những tuần gần đây, số ca mắc Covid-19 giảm sâu, có ngày tới mức thấp nhất trong khoảng một năm nay. Đã có ý kiến cho rằng cần công bố hết dịch, coi Covid-19 là bệnh đặc hữu, hay bệnh thông thường. Song theo các chuyên gia, những diễn biến thực tế cho thấy dịch bệnh vẫn có nguy cơ bùng phát trở lại hoặc trở nên phức tạp hơn, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp ứng phó chủ động để bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Khoa Truyền nhiễm, BVĐK tỉnh Thái Bình những ngày này vẫn ghi nhận các ca Covid-19 nặng từ tuyến dưới chuyển lên. Số ca tái nhiễm tăng. Có bệnh nhân phải thở máy xâm nhập hoặc ôxy dòng cao. Nhiều trường hợp chuyển xấu đột ngột. 


Chị Bùi Thị Thuyên, người nhà bệnh nhân: 

"Năm nay bố em đã 83 tuổi, có bệnh phổi, lại mắc Covid nữa nên rất khó khăn, hồi phục chậm." 




Theo Bộ Y tế, tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, chưa ổn định và khó dự đoán. Miễn dịch đáp ứng do mắc bệnh hoặc tiêm chủng giảm dần theo thời gian. Đồng thời, virus liên tục biến đổi với các biến thể mới, biến chủng phụ tiềm ẩn khả năng lây lan nhanh, tránh được miễn dịch, giảm hiệu quả điều trị, không loại trừ nguy cơ tăng nặng, tăng số ca tử vong trở lại. 

Các chuyên gia y tế cũng cho biết, việc công bố hết dịch Covid-19 vào thời điểm này sẽ gặp nhiều thách thức. Trong trường hợp xảy ra tình huống xuất hiện biến thể mới nguy hiểm hơn, dịch bùng phát mạnh thì các cơ chế, chính sách đặc thù trong phòng chống dịch sẽ không được áp dụng. Việc huy động sự tham gia của chính quyền các cấp, các tổ chức, đoàn thể và cả người dân sẽ không còn được quan tâm đúng mức. Việc kích hoạt áp dụng trở lại các biện pháp hành chính, xã hội sẽ bị động. Chính vì thế, dù dịch bệnh đang được kiểm soát tốt, công tác phòng chống vẫn không thể lơ là.


Điều dưỡng Nguyễn Thị Thanh Mơ, điều dưỡng trưởng khoa Khám bệnh, BVĐK Tiền Hải: 

"Hiện nay dịch Covid-19 vẫn rất nguy hiểm, chúng tôi vẫn nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch. Khi BN có biểu hiện ho sốt, mệt mỏi đến khám, chúng tôi hướng dẫn vào phòng khám truyền nhiễm, làm test Covid-19, nếu dương tính sẽ được nhập viện điều trị."



Bác sĩ Nguyễn Tiến Minh - Phụ trách khoa Khám bệnh, BVĐK Hưng Nhân: 

"Về hướng phòng chống Covid-19 thì không nên chủ quan, vẫn sát khuẩn tay, đeo khẩu trang, không tiếp xúc với nguồn bệnh. Về tiêm thì khuyến cáo tuân theo hướng dẫn của Bộ Y tế để tránh những biến thể mới đang lan tràn trong cộng đồng.



Ngành y tế cũng thường xuyên đôn đốc, hỗ trợ các địa phương đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng Covid-19, nhất là mũi bổ sung, nhắc lại cho người từ 12 tuổi trở lên; tiêm đủ 2 mũi cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi. Đồng thời tiếp tục tổ chức tốt công tác thu dung, điều trị; bảo đảm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, nhân lực phòng chống dịch. Triển khai hiệu quả chiến dịch truyền thông phòng chống Covid-19 trong tình hình mới “Vì một Việt Nam vững vàng, khỏe mạnh” với thông điệp “Thực hiện 2K - khẩu trang, khử khuẩn + vắc-xin + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân”.

Hà My

  • Từ khóa
Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của Kỳ họp thứ 8
Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của Kỳ họp thứ 8

Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận, cho ý kiến nhiều dự án luật quan trọng và xem xét, thông qua các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết đã được trình Quốc hội trong đợt 1...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...