Phòng chống đậu mùa khỉ: Sớm hơn một bước, cao hơn một mức

Thứ 4, 02/11/2022 | 00:00:00
324 lượt xem

Việt Nam đã ghi nhận 2 ca mắc đậu mùa khỉ. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chủ động giám sát dịch bệnh nguy hiểm này với tinh thần “sớm hơn một bước, cao hơn một mức”, tỉnh Thái Bình triển khai nhiều giải pháp quyết liệt ngay từ cơ sở.

Tổ Covid-19 cộng đồng đến tuyên truyền tại nhà dân

Những buổi tuyên truyền về dịch bệnh đậu mùa khỉ tại nhà, theo nhóm nhỏ như thế này đang được thực hiện thường xuyên tại phường Đề Thám, TP Thái Bình, nhất là với những gia đình có người đi học tập, lao động tại nước ngoài, hoặc gia đình có trẻ em, người cao tuổi – những nhóm nguy cơ diễn biến nặng khi mắc bệnh. 

Hộ được tuyên truyền nâng cao cảnh giác là gia đình có người đi học tập, lao động tại nước ngoài, hoặc gia đình có trẻ em, người cao tuổi

Bác sĩ Nguyễn Tuấn Anh, trạm trưởng trạm y tế phường Đề Thám, TP Thái Bình: 

Tăng cường truyền thông người đi làm ăn xa, người từ nơi khác về nhận biết, phát hiện sớm bệnh đậu mùa khỉ. 

Nhiều địa phương vẫn đang tiếp tục phát huy tốt vai trò của các tổ Covid-19 cộng đồng, lấy đó làm nhân lực để kiểm soát di biến động dân cư, ngăn chặn dịch đậu mùa khỉ xâm nhập. Cùng với đó là phát huy hiệu quả hoạt động của mạng lưới y tế thôn, tổ dân phố. Thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh để cập nhật tới người dân. 

Ông Nguyễn Xuân Tuyển, Bí thư chi bộ thôn Tân Dân, xã Bắc Sơn, huyện Hưng Hà: 

Cơ sở thôn chúng tôi làm rất chặt chẽ việc khống chế những người xa quê về phải khai báo với cơ sở thôn để chúng tôi nắm chắc người ra vào địa bàn. Thôn chúng tôi có CLB môi trường vệ sinh đường làng ngõ xóm và vệ sinh ngoài đồng ruộng đảm bảo vấn đề phòng dịch. 

Từ giữa năm nay, Tổ chức Y tế thế giới WHO đã tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Đậu mùa khỉ lây truyền khi tiếp xúc rất gần, phần lớn là chạm da hoặc sờ chạm lâu vào quần áo, chăn gối, ga của người bệnh. Tuy tỷ lệ tử vong của đậu mùa khỉ thấp hơn so với các bệnh truyền nhiễm khác, song việc xuất hiện cùng lúc các dịch bệnh là điều đáng lo ngại. Nếu khống chế và kiểm soát được đậu mùa khỉ sẽ không tạo thêm gánh nặng cho hệ thống y tế. 

Nếu không khống chế và kiểm soát được đậu mùa khỉ thì sẽ tạo thêm gánh nặng cho hệ thống y tế

Bác sĩ Trần Minh Thành, khoa Truyền nhiễm, BVĐK Hưng Hà: 

Có 6 yếu tố phòng bệnh, đầu tiên là phải đeo khẩu trang. Thứ 2 là rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh cá nhân tốt. Tránh tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh, tránh đi du lịch đến những vùng có dịch bệnh hoành hành. Phải phát hiện sớm, kịp thời, đến các cơ sở KCB uy tín để khám và điều trị.

Ngành y tế Thái Bình cũng tăng cường nâng cao năng lực theo dõi, quản lý, điều trị tại các tuyến. Thường xuyên cập nhật hướng dẫn về phác đồ điều trị bệnh đậu mùa khỉ. Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, phương tiện chẩn đoán, cấp cứu, điều trị bệnh nhân để giảm tử vong do bệnh dịch. Thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành, giám sát, hỗ trợ, hội chẩn kỹ thuật cho các bệnh viện về phân tuyến điều trị, phân luồng khám bệnh, cách ly, phòng chống lây nhiễm chéo. Các bệnh viện sẵn sàng đội đáp ứng nhanh, đội cấp cứu lưu động để hỗ trợ tuyến dưới khi phát hiện ca mắc tại cộng đồng. 

Hà My

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...