Sau hơn 8 năm không ghi nhận ca cúm gia cầm nào trên người, mới đây, Bộ Y tế thông báo phát hiện một bệnh nhi nhiễm cúm A/H5. Theo các chuyên gia, đây là chủng cúm rất nguy hiểm do có độc lực cao. Tỷ lệ biến chứng nặng và tử vong có thể lên tới 50 – 60%. Chính vì vậy, các biện pháp phòng chống chủ động là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Khoảng 1 tuần trước khi bệnh nhi nhiễm cúm gia cầm nhập viện, gia đình mổ ngan, gà có biểu hiện bệnh để ăn. Ít ngày sau, bệnh nhi ho, sốt, chẩn đoán suy gan cấp, suy thận cấp, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng. Các biện pháp điều tra dịch tễ và xử lý, khoanh vùng ổ dịch được thực hiện khẩn trương, kịp thời.
PGS.TS Trần Như Dương, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương: “Rà soát đi rà soát lại và lập danh sách, lấy mẫu bệnh phẩm được 65 người tiếp xúc gần và liên quan dịch tễ với cháu bé. Sau đó nhanh chóng xét nghiệm và tất cả đều âm tính. Đến hiện tại, cả 65 người sức khỏe đều ổn định.”
Virus cúm gia cầm lây sang người qua đường hô hấp, qua tiếp xúc vật dụng nhiễm mầm bệnh, tiếp xúc và sử dụng gia cầm ốm, chết do nhiễm cúm, ăn thịt gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa nấu chín kỹ. Biểu hiện cúm gia cầm giống như cúm mùa thông thường, bắt đầu có triệu chứng trong vòng 2-5 ngày kể từ khi bị nhiễm. Người bệnh sốt cao đột ngột trên 38 độ C, đau ngực, khó thở, đau họng, ho khan, đau đầu, đau nhức cơ... Với các ca nhiễm cúm gia cầm, điều quan trọng là phát hiện và điều trị sớm.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hằng, Trưởng khoa Truyền nhiễm, BVĐK Hưng Nhân: “Bệnh cúm gia cầm trên người cũng là bệnh rất cấp tính và nguy hiểm vì đều là do virus. Nếu không được điều trị đúng, kịp thời, bệnh cũng có biến chứng như viêm phổi, viêm não, viêm ruột và các tổn thương cấp tính hơn, cũng có thể nặng hơn là suy hô hấp.”
Bác sĩ Nguyễn Tiến Minh, phụ trách khoa Khám bệnh, BVĐK Hưng Nhân: “Ngoài thị trường bây giờ gia cầm rất tràn lan, nhưng nguồn cung cấp thực phẩm lại không rõ ràng, yếu tố chính là phải rõ ràng về nguồn cung cấp thực phẩm. Bên cạnh đó là không tiếp xúc với dịch tiết của gia cầm, nên đeo găng tay và khẩu trang khi tiếp xúc với gia cầm.”
Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân không giết mổ và nấu gia cầm ốm chết. Khi có hiện tượng gia cầm ốm chết hàng loạt phải báo cáo chính quyền địa phương. Trong vùng có gia cầm ốm chết, nếu người dân xuất hiện ho sốt, khó thở thì cần đi khám ngay. Sở Y tế Thái Bình chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường giám sát phát hiện sớm những ca viêm phổi nặng do virus; điều tra các trường hợp nghi nhiễm cúm gia cầm và thông báo cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để có các biện pháp phòng chống.
Cơ sở y tế từ tuyến tỉnh đến cơ sở sẵn sàng thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện thu dung, điều trị bệnh nhân và hỗ trợ kịp thời cho địa phương triển khai biện pháp xử lý ổ dịch khi phát hiện.
Hà My
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...