Tiếp tục gia tăng số ca mắc Cúm A nhập viện

Thứ 5, 27/10/2022 | 21:48:15
301 lượt xem

Từ đầu năm đến nay, Thái Bình ghi nhận trên 13 nghìn ca mắc cúm nhập viện. Trong đó hơn 90% là cúm A. Số ca mắc bắt đầu tăng từ khoảng tháng 7 và đến nay vẫn chưa hạ nhiệt, các bệnh viện có những ngày tiếp nhận hàng trăm bệnh nhân đến khám vì nghi mắc cúm, nhiều trường hợp là trẻ em.

Bệnh viện Nhi Thái Bình tiếp nhận nhiều trẻ nhập viện vì cúm A

Chỉ trong vòng 1 tháng, khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Thái Bình tiếp nhận hơn 100 trẻ nhập viện vì cúm A. Theo các bác sĩ, diễn biến bệnh cúm ngày càng nặng nề. Khoảng 10 năm trước, bệnh nhi mắc cúm A chủ yếu viêm long đường hô hấp kèm sốt, nhưng từ năm 2019-2020 đến nay, trẻ có các triệu chứng nghiêm trọng hơn rõ rệt. Cụ thể, 45% trẻ mắc cúm A vào viện có hiện tượng co giật, thậm chí đã xuất hiện một số bệnh nhi sau nhiễm cúm A có dấu hiệu viêm não. Đáng lưu ý là nhiều trẻ được đưa đi khám muộn, gây khó khăn trong điều trị. 


Bác sĩ CKII Đỗ Mạnh Dũng, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Thái Bình:Các cháu đến ở đủ mọi lứa tuổi, có những cháu 2 tháng tuổi, đa phần là từ 2 – 3 tuổi, có những trẻ đã ở tuổi thiếu niên. Các trường hợp nặng sốt cao, tổn thương đường hô hấp đa phần là các cháu nhỏ hoặc có bệnh kèm theo, hoặc nhiễm lạnh nhưng đến bệnh viện muộn thì cũng có biểu hiện nặng hơn.” 

Số bệnh nhân mắc cúm A là người lớn cũng gia tăng

Không chỉ ở trẻ em, các bệnh viện cũng ghi nhận số người lớn mắc cúm A tăng vọt. Bệnh nhân nhập viện đều trong tình trạng sốt rất cao không hạ, mệt mỏi, đau người. Có những trường hợp đã dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp,… Nhiều ca nặng phải theo dõi đặc biệt.  



Bệnh nhân: “Trước khi nhập viện, ở nhà ốm được 2 hôm, viêm họng sổ mũi sau đó tăng dần, sốt cao.”






Bệnh nhân:Tôi bị ở nhà thì đau mỏi cơ, lên bệnh viện ngay được xét nghiệm mới biết cúm A.”




Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính thường xảy ra vào mùa đông xuân

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính thường xảy ra vào mùa đông xuân, khi chuyển giao giữa hai mùa. Tuy nhiên năm nay dịch cúm diễn ra bất thường từ giữa mùa hè và đến nay vẫn đang tiếp tục tăng các ca mắc bệnh. Chủ yếu người nhiễm cúm A hồi phục trong vòng từ 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người cao tuổi, đặc biệt là người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch... rất dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong. 


Ông Nguyễn Văn Thơm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thái Bình:Cúm lây qua hô hấp và tiếp xúc. Vì vậy mỗi người cần chủ động các biện pháp phòng bệnh trong sinh hoạt đến vệ sinh phòng hộ. Khi phát hiện trường hợp sốt cao đột ngột, ho, thì phải đến cơ quan y tế ngay để khám, điều trị, không để dịch bệnh lây lan.”



Người dân thường xuyên rửa tay với xà phòng để phòng các bệnh truyền nhiễm ( Ảnh: Nguồn Internet)

Ngành y tế cũng khuyến cáo người dân thường xuyên rửa tay với xà phòng bằng nước sạch, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh. Người dân cũng cần lưu ý biện pháp phòng bệnh tốt nhất là tiêm vaccine. Do virus cúm không ngừng biến đổi, sau một năm kháng thể cũng dần ít đi, vì vậy cần tiêm phòng nhắc lại định kỳ, đúng lịch.

Hà My

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...