Hiện nay đang là cao điểm thu hoạch lúa Mùa. Thay cho việc phơi thóc thủ công, giờ đây, nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư lắp đặt hệ thống thiết bị sấy. Không chỉ khắc phục khó khăn về thời tiết, sân phơi, lò sấy giúp nâng cao chất lượng nông sản, cơ giới đồng bộ trong sản xuất lúa
Tích tụ hơn 12ha cấy lúa, mỗi vụ bà Thủy thu về trên 55 tấn thóc. Chưa có điều kiện để lắp đặt máy sấy nên thu hoạch xong phần lớn bà chọn cách bán thóc tươi. Vụ này giá thóc rẻ, việc phơi, bảo quản số lượng lớn thóc khiến bà lo lắng, nhất là khi thời tiết vài ngày tới dự báo sẽ có mưa
Bà Phạm Thị Thủy, xã Đông Động, huyện Đông Hưng:
"Không có máy sấy thì rất là bất tiện, khi có máy sấy thì thuê bà con ra phơi cho, có ngày cũng phơi được 5-7 tấn. Nếu thời tiết mưa kéo dài thì lại tốn nhiều công hơn"
Trái với những lo lắng của bà Thủy, dù diện tích tích tụ tương đương nhưng ông Tuân yên tâm phần nào vì có hệ thống lò sấy. Lò sấy này được ông đầu tư xây dựng năm 2018, với diện tích 40m2, kinh phí 120 triệu đồng. Mỗi mẻ sấy được từ 6-14 tấn thóc. Lúa gặt đến đâu thì sấy đến đó. Như vậy chỉ 1 tuần là ông Tuân sấy khô 60- 70 tấn thóc của gia đình. Ngoài ra ông còn làm dịch vụ cho bà con trong và ngoài xã
Ông Đặng Tất Tuân, xã Phú Châu, huyện Đông Hưng:
"Có máy sấy thì khi thời tiết có mưa bão chúng tôi không lo về việc lúa nảy mầm, rồi cả những thời điểm vụ mùa giá cả có xuống thì chúng tôi vẫn chủ động được, đem thóc đi sấy khô đợi đến khi được giá chúng tôi mới bán"
Ông Trần Văn Quân, xã Phong Châu, huyện Đông Hưng:
"Nhà tôi cũng có 5 mẫu ruộng, mỗi khi thu hoạch lúa xong là chúng tôi mang đến nhà anh Tuân để sấy, nên rất yên tâm không lo thóc bị mọc mầm hay hỏng như trước đây nữa"
Ngoài các doanh nghiệp chế biến, kinh doanh lúa gạo, theo thống kê sơ bộ, trên địa bàn toàn tỉnh hiện có các lò sấy lúa của các HTX, cá nhân tích tụ ruộng đất với công suất từ 8 – 20 tấn/lò/mẻ. Không chỉ giúp nông dân chủ động trong sản xuất, thu hoạch dùng lò sấy, thóc được sấy liên tục với nhiệt độ ổn định nên đảm bảo chất lượng, bảo quản được lâu hơn.
Ông Hoàng Vĩnh Linh, Phó GĐ HTX SXKD DVNN xã Bình Định, huyện Kiến Xương:
"Hiện nay hệ thống máy móc của HTX hoạt động rất nhịp nhàng, từ đầu vụ đến giờ cũng được 70-75 tấn"
Đẩy mạnh tích tụ ruộng đất, sản xuất quy mô lớn đòi hỏi phải cơ giới đồng bộ các khâu sản xuất. Với cơ chế hỗ trợ của tỉnh đã ban hành sẽ khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các cá nhân, HTX đầu tư trang bị thêm hệ thống thiết bị sấy. Qua đó từng bước hướng tới một nền sản xuất nông nghiệp theo hướng chủ động và bền vững.
Thu Trang
Chiều ngày 30.11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV họp phiên bế mạc kỳ họp thứ 8.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 29.11, Quốc hội họp phiên toàn...
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 28.11, Quốc hội tiến hành thảo...
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...