Tự chủ được đánh giá là xu thế tất yếu để phát triển và cần phải thực hiện theo lộ trình, có cơ chế tổ chức hoạt động phù hợp với điều kiện của từng bệnh viện. Thực tế hiện nay, không chỉ có tuyến trung ương, mà các BV tuyến tỉnh cũng đang gặp không ít khó khăn, cần giải pháp tháo gỡ để việc tự chủ triển khai hiệu quả.
Từ năm 2018, BVĐK Kiến Xương phải tự chủ chi thường xuyên 100%. Mỗi tháng, riêng tiền lương cho 214 cán bộ công nhân viên đã lên tới 1,7 tỷ đồng. Trong khi đó, do ảnh hưởng của Covid-19, suốt thời gian dài số bệnh nhân đến khám, điều trị các bệnh thông thường giảm, khiến việc cân đối thu chi gặp khó khăn. Lãnh đạo bệnh viện cho biết, có những thời điểm thậm chí phải sử dụng cả nguồn quỹ mua sắm thuốc để trả lương cho y bác sĩ vì số thu không đủ.
Bác sĩ Vũ Xuân Thủy, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Kiến Xương:
"Cơ chế trong đấu thầu thuốc và 1 số chủ trương chưa phù hợp trong công tác KCB dẫn đến thiếu thuốc, không đảm bảo nguồn thuốc khiến số bệnh nhân đến với bệnh viện cũng ít hơn, đồng nghĩa với việc thu viện phí thấp. Không đảm bảo nguồn thu cũng như phần tăng thêm cho cán bộ công nhân viên nên một số bác sỹ đã làm đơn xin nghỉ việc, 1 số điều dưỡng bỏ sang ngành nghề khác."
Hiện Thái Bình có 18/21 bệnh viện công lập thực hiện tự chủ hoàn toàn chi thường xuyên, 3 bệnh viện còn lại thực hiện tự chủ một phần chi thường xuyên. Các đơn vị đều rất nỗ lực để đảm bảo nguồn kinh phí phục vụ hoạt động chuyên môn, nhưng quá trình triển khai vẫn còn nhiều vướng mắc. Mặc dù chủ trương giao bệnh viện tự chủ về nhân lực, nhưng lại không được quyết định về việc lựa chọn các nhân sự phù hợp với quy mô phát triển. Giao tự chủ về tài chính nhưng việc mua sắm trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh vẫn phải chờ phê duyệt qua nhiều cấp, nhiều ngành, tốn nhiều thời gian. Bên cạnh đó là những bất cập trong công tác khám chữa bệnh bằng BHYT, giao dự toán chi phí khám chữa bệnh chưa sát thực tế.
Bác sĩ CKII Trần Văn Bội, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Tiền Hải:
"Muốn tự chủ trước hết phải cơ cấu đủ giá. Thứ 2 là phải tạo mặt bằng cạnh tranh sòng phẳng, lành mạnh giữa hệ thống y tế tư nhân và y tế công lập, trong đó đặc biệt là quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế tư nhân."
Bác sĩ CKI Võ Thanh Bình, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa Hưng Hà:
"Một số ràng buộc về quy định pháp luật về tổ chức, tuyển dụng, tài chính còn nhiều khó khăn vướng mắc. Đề nghị Sở Y tế, UBND tỉnh, các cơ quan quản lý xem xét cụ thể hóa văn bản chỉ đạo để đơn vị thực hiện. Tổ chức các tập huấn hướng dẫn để đơn vị nắm rõ các quy định của pháp luật, để triển khai đồng bộ thống nhất."
Các yếu tố bên ngoài cũng ảnh hưởng đến tự chủ bệnh viện như việc thực hiện các biện pháp xã hội, trách nhiệm tham gia phòng chống dịch bệnh trong cộng đồng, hay hỗ trợ nguồn nhân lực cho các địa phương, đơn vị khác. Trước những khó khăn này, việc tự chủ cần được tính toán cụ thể hơn để bảo đảm thực hiện được mục tiêu đề ra là nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân, đồng thời với việc tạo động lực nâng cao thu nhập cho nhân viên y tế, thay đổi tích cực về thái độ phục vụ và chất lượng khám chữa bệnh, để người dân được tiếp cận với dịch vụ y tế chất lượng nhất
Hà My
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...