ASEAN và những cơ hội trong trật tự thế giới đang rạn nứt

Thứ 6, 07/10/2022 | 15:25:10
433 lượt xem

Các quốc gia đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có trong bối cảnh có những thay đổi cấu trúc trong trật tự toàn cầu. Hợp tác khu vực và khả năng phục hồi lâu dài phải được tăng cường để ASEAN không chỉ không bị tổn thương mà còn có được một vị thế tốt để nắm bắt các cơ hội trong một trật tự thế giới đang rạn nứt hiện nay. Đó là thông điệp được đề cập nhiều lần tại Diễn đàn ASEAN và châu Á lần thứ 14 với chủ đề “Các cơ hội khu vực, Trật tự thế giới rạn nứt” và Đối thoại về Tài nguyên

Trong phiên thảo luận, các diễn giả đã thảo luận về những rủi ro địa chính trị mà các quốc gia khu vực đang phải đối mặt trong một trật tự thế giới ngày càng phân cực, cũng như hàng loạt cuộc khủng hoảng đang xảy ra chồng chéo.

Tuy nhiên, trong bối cảnh phức tạp đó vẫn có những cơ hội, cụ thể là về tiềm năng tăng trưởng và sự thịnh vượng của châu Á. Các diễn giả nhận định để nắm bắt cơ hội và thúc đẩy tiềm năng của khu vực, ASEAN cần phải duy trì cam kết lâu dài về cơ chế thương mại tự do và rộng mở để luôn mở rộng cánh cửa cho các nhà đầu tư, ý tưởng sáng tạo và tài năng.

Kế tiếp, ASEAN phải hội nhập khu vực sâu rộng hơn để khai thác tốt hơn các thế mạnh của nhau nhằm nắm bắt các cơ hội trong nền kinh tế toàn cầu mới. Cuối cùng, ASEAN cần tận dụng các xu hướng mới nổi như số hóa và tính bền vững để phát triển nền kinh tế.

Phó Giáo sư Simon Tay, Giám đốc Viện các vấn đề quốc tế Singapore (SIIA):

“Về mặt chính trị, điều rất quan trọng là ASEAN phải gắn bó với nhau. Và khi ASEAN gắn bó cùng nhau về chính trị, 10 thành viên cũng có thể làm điều tương tự trong lĩnh vực kinh tế. Chẳng hạn như có những điểm trong chuỗi cung ứng quá đắt so với Singapore hoặc Malaysia, nhưng lại có giá cả phù hợp tại Việt Nam hoặc thị trường khác. Vì thế, sự kết nối và hội nhập khu vực là điểm then chốt. Tôi cho rằng Việt Nam sẽ làm tốt, dù là đơn lẻ hay cùng nhau, nhưng sẽ làm tốt hơn cùng với Singapore và các nước khác trong ASEAN."


Tham dự diễn đàn lần này có sự góp mặt của hơn 300 quan chức, học giả, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp chủ chốt trong khu vực. Các đại biểu cũng đã thảo luận về tác động của giá năng lượng tăng cao và lạm phát đối với các dự án năng lượng tái tạo và nỗ lực giảm phát thải, tiến trình số hóa của khu vực cùng nhiều vấn đề khác.

Theo TTXVN







  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...