Mới đây, các nhà khoa học Chile đã phát hiện các vết tích về một loài voi cổ sống cách đây khoảng 12 nghìn năm có họ hàng với loài voi ngày nay. Phát hiện này sẽ giúp các nhà khoa học có thêm thông tin nghiên cứu về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với động vật.
Các nhà khoa học đã khai quật được một số phần xương sót lại của loài voi có tên Gomphothere, sống cách đây khoảng 12.000 năm gần hồ Tagua Tagua, một hồ băng ở miền Nam Chile.
Loài sinh vật khổng lồ này có cân nặng lên tới 4 tấn và cao khoảng 3 mét. Các nhà khoa học cho rằng chúng có thể đã là mục tiêu săn bắt theo nhóm của những người sống tại khu vực này.
Elisa Calas – Nhà khảo cổ học: “Chúng tôi có thể thu thập được nhiều thông tin từ việc khai quật này, như về biến đổi khí hậu và sự ảnh hưởng đối với động vật. Những ảnh hưởng mà con người đã tác động đối với môi trường có liên quan tới những gì đang xảy ra hiện nay." |
Theo các nhà khảo cổ, việc phát hiện các di tích của loài voi này sẽ giúp họ nghiên cứu kỹ và rộng hơn về các tác động của con người đối với khu vực này, và những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với các loài động vật tại đây trong khoảng thời gian cách đây hàng nghìn năm.
Theo TTXVN
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...