Hôm 23/9, Ủy ban Y tế quốc gia của Trung Quốc đã công bố quy trình thử nghiệm các dịch vụ can thiệp và sàng lọc bệnh tự kỷ cho trẻ em dưới 6 tuổi. Động thái nhằm cải thiện chất lượng các dịch vụ liên quan tới công tác bảo vệ sức khỏe của trẻ nhỏ Trung Quốc.
Theo Ủy ban Y tế quốc gia của Trung Quốc, do không có các loại thuốc hiệu quả nên phương pháp chủ yếu được áp dụng đối với trẻ tự kỷ hiện nay là huấn luyện phục hồi chức năng. Khung thời gian vàng để làm việc này là khi trẻ dưới 6 tuổi, cá biệt có trường hợp cần can thiệp trước 3 tuổi để có hiệu quả và triển vọng tốt hơn.
Các biện pháp được triển khai bao gồm giáo dục và nâng cao nhận thức của cha mẹ về chứng tự kỷ ở trẻ; tăng cường sự chủ động của các gia đình trong việc tiếp nhận dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán và can thiệp cho trẻ tự kỷ; cũng như chuẩn hóa các dịch vụ liên quan để nâng cao hiệu quả can thiệp và giảm thiểu nguy cơ xuất hiện khuyết tật tâm thần.
Tự kỷ là chứng rối loạn phát triển thần kinh làm suy giảm các kỹ năng giao tiếp và tương tác xã hội ở các mức độ khác nhau. Kết quả nghiên cứu mới nhất cho thấy tại Trung Quốc, cứ 1.000 trẻ thì có 7 trẻ mắc chứng tự kỷ.
Nguồn TTXVN
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...