Trong kỳ điều hành vừa rồi, giá xăng đã giảm mạnh so với các đợt điều chỉnh trước đó với mức giảm 3.000 đồng một lít, trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới biến động mạnh, thì quyết định này thể hiện nỗ lực của Chính phủ, sự đồng hành trách nhiệm, hiệu quả của Quốc hội nhằm kiểm soát lạm phát tháo gỡ khó khăn cho đời sống và sản xuất kinh doanh.
Đây là tin hiệu vui đối với người dân và cộng đồng doanh nghiệp. Bởi giá xăng giảm mạnh sẽ giảm áp lực chi phí đầu vào với doanh nghiệp, người dân kỳ vọng mặt bằng giá sinh hoạt chung sẽ sớm được điều chỉnh.
Anh Nguyễn Văn Tuấn – Lái xe Cái này là một trong những cái rất là tích cực ủng hộ trực tiếp cho người dân và chi phí hàng ngày của mình. Nó sẽ giúp hạn chế chi phí sinh hoạt phí hàng ngày của người dân |
Mặc dù, đã điều chỉnh giảm khá tích cực, song mức giá xăng dầu hiện tại vẫn đang neo ở mức cao. Trong khi đó, diễn biến giá mặt hàng này trên thế giới vẫn khó dự đoán.
Nhiều ý kiến tỏ ra lo ngại mức giá hiện tại khó duy trì và bày tỏ mong muốn Chính phủ, các bộ ngành có thể tính đến thêm các công cụ điều tiết để có thể điều chỉnh giảm xuống nữa tạo trợ lực giúp doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh.
Vào kỳ điều hành 11/7, giá xăng dầu trong nước đã giảm lần thứ 5, là mức giảm sâu nhất kể từ đầu năm nay. Với việc giảm trên 3.000 đồng/lít với các loại xăng và dầu diesel, các mặt hàng khác giảm 2.000 đồng/lít, giá xăng dầu đã có dấu hiệu hạ nhiệt. Với việc giảm giá lần này, giá xăng trong nước đã về dưới mức 30.000 đồng/lít, tương đương với mức giá giữa tháng 3 đầu năm. Tuy nhiên, mức giảm này vẫn chưa được như kỳ vọng
Việc nhà điều hành mạnh tay trích lập Quỹ Bình ổn lên tới gần 1.000 đồng/lít khiến giá xăng dầu không thể giảm thêm ở mức trên 4.000 đồng/lít trong kỳ đầu tiên áp dụng việc giảm kịch khung thuế bảo vệ môi trường. Trong khi mức giảm hiện tại chưa đủ lớn để các doanh nghiệp điều chỉnh khung giá, người tiêu dùng sẽ vẫn thắt chặt chi tiêu
Nếu giá xăng dầu vẫn neo cao sẽ làm cho đầu vào của nền kinh tế tăng và là một trong những nguy cơ dẫn đến lạm phát và tác động trực tiếp đến túi tiền người tiêu dùng làm sức mua, chi tiêu của người tiêu dùng hạn chế. Trong khi đó, các chuyên gia phân tích, dù thời gian qua có sự điều chỉnh giảm thuế nhưng vẫn không đáng kể. Bởi những sắc thuế thu theo tỷ lệ %, khi giá xăng liên tiếp tăng thì mức thuế phải nộp cũng tăng theo tương ứng.
Ông Trương Thanh Đức – Luật sư Thuế giá trị gia tăng có thể tính lại con số cố định có thể là vài nghìn trên một lít thay vì tính theo phần trăm. Vì biến động tăng thì thuế lại càng nhiều, và cứ giải thích là không tăng thuế nhưng thực chất là tăng thuế gấp mấy lần |
Mỗi lít xăng đến tay người tiêu dùng được cấu thành từ giá CIF nhập khẩu xăng dầu thành phẩm, thuế tiêu thụ đặc biệt 8- 10% tùy loại xăng, thuế nhập khẩu 10%, thuế giá trị gia tăng 10%, và thuế bảo vệ môi trường được tính ở mức cố định. Tức là ngoài giá nhập khẩu về cảng, ước tính tỷ trọng thuế trong cơ cấu tính giá xăng dầu khoảng 30%. Đây chính là dư địa còn lại để điều hành giảm giá xăng.
Ông Nguyễn Tiến Thỏa – Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam Còn nhiều khoản thuế ở trong xăng dầu tổng số khoảng 40% ở trong cơ cấu của giá xăng dầu nên chúng ta cũng phải tính cho nó phù hợp với tình hình. Ví dụ khi giá xăng dầu tăng đến 150 hay 200 thì chúng ta phải có kịch bản xử lý cho phù hợp |
Theo tính toán, mức chi cho xăng dầu hiện chiếm 1,5% tổng tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình. Còn với các loại hình vận tải thì chi phí xăng dầu thường chiếm từ 30 - 40%.
Nếu giá xăng giảm, thì sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm giá sản phẩm, tăng tính cạnh tranh, kích thích chi tiêu của người dân, tạo động lực cho nền kinh tế hồi phục nhanh hơn. Do vậy, các chuyên gia kinh tế cho rằng, dư địa điều hành giá xăng vẫn còn, nếu mức giá được điều chỉnh hợp lý hơn sẽ tạo cú hích tích cực cho tăng trưởng kinh tế nửa cuối năm và kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô./.
Theo TTXVN
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...