Cần nâng cao nhận thức trong phòng chống sốt xuất huyết

Thứ 5, 14/07/2022 | 00:00:00
307 lượt xem

Thời tiết mưa nắng thất thường những ngày này đang tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển. Dù miền Bắc nói chung và Thái Bình nói riêng chưa phải điểm nóng về sốt xuất huyết trên cả nước, song cũng không thể chủ quan trước nguy cơ bùng phát của dịch bệnh nguy hiểm này. Chỉ cần một vài cá nhân lơ là, nguy cơ “dịch chồng dịch” luôn hiện hữu bất cứ lúc nào.

Khu nhà trọ mới ghi nhận một ca bệnh sốt xuất huyết do môi trường xung quanh có nhiều vật dụng chứa nước đọng 

Khu nhà trọ này vừa ghi nhận một ca bệnh sốt xuất huyết. Tìm hiểu về môi trường xung quanh khu vực bệnh nhân sinh sống thì hầu hết chậu, chai lọ có chứa nước đọng đều xuất hiện loăng quăng, bọ gậy. Đây là yếu tố tiềm ẩn nguy cơ gây dịch rất cao.



Người dân: “Không nghĩ là chỉ 1 – 2 phân nước mà loăng quăng cũng có thể ở được. Trước nghĩ đơn giản phải chum vại đầy nước thì mới có mầm bệnh. Sau lần này mình đã biết cách phòng chống dịch tốt hơn.”


Chỉ một lượng nhỏ nước đọng lại trong các chai, lọ đã là môi trường cho muỗi sinh sôi, phát triển 

Đáng nói là đa phần việc vệ sinh môi trường và ý thức phòng dịch của người dân chỉ nâng lên khi gia đình hoặc trong khu vực xuất hiện ca bệnh sốt xuất huyết, cá biệt hơn thì phải có cán bộ y tế nhắc nhở khi đi kiểm tra, giám sát. 



Y sĩ Bùi Văn Bình, Trạm Trưởng trạm y tế xã Hòa Tiến, huyện Hưng Hà: “Người dân thường có suy nghĩ chờ y tế đi phun hóa chất, tuy nhiên phun chỉ là phần ngọn. Cần phải hiểu là nếu không có bọ gậy, không có các ổ đọng nước để muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết sinh sôi thì không có muỗi truyền bệnh.”



Bác sĩ Đặng Quang Huy, Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thái Bình: “Dịch sốt xuất huyết đã ghi nhận ở tất cả các huyện, thành phố. Cũng khuyến cáo người dân việc vệ sinh nội ngoại cảnh, đặc biệt là diệt loăng quăng, bọ gây, ngủ màn, dùng hóa chất diệt muỗi hoặc thả cá, bọ gậy là những biện pháp đơn giản mà ngành y tế vẫn thường xuyên tuyên truyền đẩy mạnh.” 


Sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên người dân cần nâng cao ý thức phòng bệnh 

Sốt xuất huyết đến nay vẫn là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Các chuyên gia đánh giá, từ nay đến cuối năm, nếu không có các giải pháp ngăn chặn kịp thời, nguy cơ bùng dịch sốt xuất huyết là rất lớn. Do đó trước khi buộc phải áp dụng các biện pháp y tế, người dân cần tăng cường và chủ động hơn nữa việc thực hiện các giải pháp phòng chống, góp phần kiểm soát dịch bệnh hiệu quả ngay từ đầu.

Hà My

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...