Nỗi ám ảnh kinh hoàng từ "ngáo đá”

Thứ 6, 24/06/2022 | 00:00:00
1,023 lượt xem

Ngáo đá gây TNGT, leo cột điện, tự chặt tay chân, thậm chí giết người… đó là những cụm từ xuất hiện liên tục trên mạng xã hội và các phương tiện truyền thông vài năm gần đây. Điều này đã phần nào minh chứng cho việc xã hội dường như đang mất khả năng kiểm soát những cơn điên dại bất thình lình của các đối tượng nghiện loại ma túy nguy hiểm này.

30 tuổi, bệnh nhân này không nhớ nổi số lần phải vào khoa Nghiện chất, BV Tâm thần Thái Bình vì “ngáo đá”. Nguy hiểm hơn, lần nào vào đây cũng là sau khi đã đánh đập, gây tổn hại đến những người xung quanh, mà đa phần lại là người thân trong gia đình. Thậm chí ngay mới đây, trong cơn “ngáo”, anh này đã ra tay chém trọng thương 3 người hàng xóm mà chẳng cần nguyên nhân gì cụ thể.  



Bác sĩ Nguyễn Thị Hồi, phụ trách khoa Nghiện chất, Bệnh viện Tâm thần Thái Bình: 

"Có những lần BN vào có hành vi nguy hiểm như đập phá đồ, đánh cán bộ BV. Chúng tôi cũng phải cố định BN mấy ngày rồi dùng thuốc nhưng BN vẫn rất không hợp tác điều trị, rất ngang và phủ định bệnh."




Theo các bác sĩ, độ tuổi sử dụng ma túy đá trẻ hơn rất nhiều so với các loại ma túy khác. Chất gây nghiện này được giới trẻ ưa chuộng bởi giá “mềm”, lại có tác dụng khá dài. Người chơi ma túy đá luôn ở trạng thái hưng phấn, không biết mệt mỏi trong 3-10 ngày liên tiếp, thậm chí vài tuần. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, người chơi phải tăng liều, nếu không sẽ dễ buồn bã, sợ hãi, lo lắng. Khi dùng nhiều, hệ thần kinh bị phá hủy rơi vào trạng thái ảo giác hoang tưởng, luôn bị kích động. Đáng lo ngại là người chơi “đá” có thể bị loạn thần ngay lần đầu sử dụng, còn nếu “chơi” trong thời gian dài, chứng loạn thần sẽ trở thành mãn tính.



Bác sĩ CKI Phùng Thị Minh Thuận, Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Thái Bình: 

"Độ tuổi từ 13, 14 tuổi đến trên 50 tuổi. Có người có hoang tưởng bị hại, luôn nghi ngờ người bên cạnh hại nên sẽ chủ động tấn công. Chúng tôi đã chứng kiến những người dùng dao, gậy đánh trọng thương hoặc giết người thân kể cả bố mẹ anh em hoặc ông bà. Đó là do ảo giác hoang tưởng cấp do sử dụng ma túy tổng hợp gây ra."





Bác sĩ Nguyễn Thị Hồi, phụ trách khoa Nghiện chất, Bệnh viện Tâm thần Thái Bình:

"Việc cai chất gây nghiện cho người bệnh phải phối hợp nhiều chuyên ngành như đối với tâm thần thì trước tiên BN cần được điều trị để hợp tác và nhận thức được việc sử dụng chất đó là không đúng, sau đó kết hợp với các trung tâm cai nghiện để sử dụng thuốc cho BN." 




Theo các bác sĩ, bệnh viện chỉ là nơi điều trị triệu chứng, muốn cách ly người có nguy cơ nghiện, nhất là người trẻ, với nguồn chất gây nghiện thì cần sự vào cuộc của gia đình, cộng đồng và chính bản thân mỗi người. Bên cạnh giải pháp tuyên truyền, cảnh báo về hậu quả của việc sử dụng ma túy, chất kích thích, các cơ quan chức năng, gia đình và cả các nhà trường, cần có sự phối hợp chặt chẽ trong việc giáo dục, quản lý để ngăn giới trẻ tiếp cận với loại chất vô cùng độc hại này.

Theo TTXVN

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 28.11, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...