Chàng thanh niên 9x làm giàu từ trang trại chăn nuôi

Thứ 7, 14/05/2022 | 00:00:00
2,954 lượt xem

Trở về quê hương, quê nội sau 24 năm sinh sống và học tập tại tỉnh Nghệ An cùng với bố mẹ, Anh Trịnh Công Vinh, thôn An Lạc 1, xã An Vinh, huyện Quỳnh Phụ, đã lựa chọn lập nghiệp từ hướng đi Trang trại chăn nuôi tổng hợp. Đất không phụ công người, sau 6 năm quật lập tại vùng đất chiêm trũng, mỗi năm Vinh đã mang về doanh thu khoảng 4 tỷ đồng cho gia đình và bản thân. Vinh cũng là chàng thanh niên trẻ đã nhận giải thưởng Lương Đình Của năm 2020 do Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS HCM trao tặng.

Rời ghế giảng đường Trường Cao đẳng Hàng Hải I, chuyên ngành Khai thác Máy tàu thủy ở tỉnh Nghệ An, thế nhưng, chàng thanh niên trẻ Trịnh Công Vinh, thôn An Lạc 1, xã An Vinh, huyện Quỳnh Phụ đã không đến với công việc ở ngành nghề đã học mà quyết định trở về quê nội. Thôn An Lạc 1, xã An Vinh, huyện Quỳnh Phụ, là nơi Vinh lập nghiệp và tạo dựng cho gia đình và bản thân 1 hướng đi phát triển kinh tế từ nông nghiệp. Và cũng ít ai nghĩ rằng, năm 2015, Vinh sẽ đến với công việc của 1 chủ trang trại chăn nuôi trẻ ở thời điểm đó.



Anh Trịnh Công Vinh, thôn An Lạc 1, xã An Vinh, huyện Quỳnh Phụ: 

Thời điểm đó tôi về quê hương thực hiện tiếp ước mơ của người anh trai, đó là xây dựng 1 trang trại sinh thái vừa trồng cây ăn quả vừa chăn nuôi. Đó cũng là phát triển kinh tế gia đình để sau bố mẹ về quê hương sinh sống.”




Thực hiện dự định đó, năm 2015, Trịnh Công Vinh đã dùng hết các mối quan hệ để vay mượn được 100 triệu đồng tiền vốn ban đầu. 60 triệu đồng Vinh dùng vào việc đổ đường bê tông dẫn vào trang trại, 40 triệu đồng còn lại để xây dựng chuồng trại, mua con giống, cây giống. Trên 5 mẫu đất chiêm trũng, cấy lúa kém hiệu quả thuê lại của người dân do bỏ hoang không cấy, được sự tạo điều kiện của chính quyền địa phương, Trịnh Công Vinh, đã dành 2 mẫu ao để nuôi các loại cá truyền thống, và dành 3 mẫu đất để quy hoạch chuồng trại chăn nuôi và trồng cây ăn quả. Mới đầu, do chưa tìm thấy vật nuôi phù hợp, Vinh đã thử nghiệm nuôi ngan, vịt và lợn, tuy nhiên, sau 1,2 lứa nuôi thấy hiệu quả kinh tế không được như mong muốn, Vinh đã quyết định chuyển sang vật nuôi khác. Và gà ri lai là giống gà được Vinh lựa chọn chăn nuôi tại trang trại của mình.



Anh Trịnh Công Vinh - thôn An Lạc 1, xã An Vinh, huyện Quỳnh Phụ: 

Tôi lựa chọn nuôi toàn bộ giống gà ri lai vì đây là giống gà khá phù hợp với thời tiết ở Đông Bắc Bộ, và thấy nhiều trang trại chăn nuôi thành công. Áp dụng hình thức chăn nuôi an toàn sinh học




Thiết nghĩ với tuổi trẻ hãy cứ làm hãy cứ thử thách chính bản thân, vừa làm vừa học hỏi và đúc rút kinh nghiệm, mà chàng thanh niên Trịnh Công Vinh, đã tiếp tục với hướng đi đã lựa chọn. Mới đầu, do chưa có nhiều nguồn vốn. Vinh đã xây dựng 3 chuồng nuôi gà ri lai thương phẩm. Theo như Trịnh Công Vinh chia sẻ, thì Gà tại trang trại được nuôi theo hình thức bán công nghiệp. con gà được sinh trưởng phát triển trong môi trường sinh thái, đảm bảo an toàn sinh học. Gà được nuôi gối lứa, mỗi lứa khoảng từ 3.000 - 5.000 con gà. đảm bảo lúc nào trang trại cũng có gà xuất bán. 

Sau 2 năm chăn nuôi gà, nhận thấy đây là hướng đi khả quan. Trịnh Công Vinh, tiếp tục vay thêm vốn của người thân và bạn bè để mở rộng chuồng trại chăn nuôi. Hiện tại đến năm thứ 6, ở khu vực chăn nuôi gà, Vinh quy hoạch thành 6 chuồng nuôi. Duy trì quy mô chăn nuôi khoảng 30.000 con gà/năm. Anh Trịnh Công Vinh cũng chia sẻ thêm: “Tôi nghĩ rằng, tuổi trẻ hãy cứ làm cứ thử thách chính bản thân mình, để rồi, ắt sẽ lựa chọn đúng đắn và thành công. Giờ đây, tôi đã xây dựng trang trại chăn nuôi đi vào sản xuất ổn định, là thành quả bước đầu của tôi và gia đình

Đã 3 năm nay, trang trại chăn nuôi gà thương phẩm của Trịnh Công Vinh đi vào chăn nuôi và có doanh thu ổn định. Mặc dù, dưới tác động của dịch Covid-19, thế nhưng, với thương hiệu đã tạo dựng, mà trang trại luôn cố gắng duy trì quy mô chăn nuôi và xuất bán thường xuyên cho các đầu mối, thương lái tại địa phương và các xã trong huyện. Bình quân, mỗi năm từ trang trại chăn nuôi tổng hợp, Trịnh Công Vinh, xuất bán từ 65 – 70 tấn gà thương phẩm và 15 tấn cá truyền thống. Mang về doanh thu là 4 tỷ đồng mỗi năm. 

Từ sự thành công trong hướng đi lập nghiệp từ trang trại chăn nuôi, Trịnh Công Vinh là 1 trong 2 cá nhân của tỉnh Thái Bình, 1 trong 56 thanh niên xuất sắc trên toàn quốc được được nhận giải thưởng Lương Định Của năm 2020 do Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS HCM trao tặng.



Ông Trịnh Công Khả - thôn An Lạc 1, xã An Vinh, huyện Quỳnh Phụ (Bố của Trịnh Công Vinh):Gia đình cũng rất đồng tình và luôn ở bên Vinh lúc lập nghiệp từ trang trại chăn nuôi ở quê hương. Chỉ mong Vinh mãi tâm huyết và làm gì cũng phải hết mình vì công việc. Tôi nghĩ đó là nền tảng để thành công trên mọi con đường




Với hướng chăn nuôi gà thương phẩm, Trịnh Công Vinh còn đang ấp ủ mong muốn xây dựng 1 chuỗi tuần hoàn trong sản xuất để đưa sản phẩm sạch của trang trại đến tận tay người tiêu dùng. Hiện thực hóa ước mơ hình thành được chuỗi giá trị bền vững từ chăn nuôi gà. Đó cũng chính là hướng đi mà chàng thanh niên Trịnh Công Vinh, thôn An Lạc 1, xã An Vinh, huyện Quỳnh Phụ, đã và đang đặt ra để tiếp tục chinh phục và khẳng định ý chí của bản thân. 

Hiện nay, Trịnh Công Vinh cũng là một trong số ít gương thanh niên tiêu biểu của huyện Quỳnh Phụ thành công trên con đường làm giàu từ nông nghiệp từ chăn nuôi…

Phương Thúy

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...