Cần quan tâm đến sức khỏe tinh thần của trẻ

Thứ 2, 09/05/2022 | 00:00:00
2,041 lượt xem

Thời gian gần đây, tình trạng trẻ vị thành niên tự tử do trầm cảm, áp lực học tập liên tiếp xảy ra khiến dư luận xã hội bàng hoàng, đau đớn. Mỗi câu chuyện là một bài học cay đắng, thức tỉnh các gia đình trong việc giáo dục và định hướng cho con. Đây cũng là hồi chuông báo động nhiều bậc phụ huynh cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề sức khỏe tinh thần của trẻ.

Thống kê của Tổ chức Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc UNICEF cho thấy, cứ trung bình mỗi ngày, có khoảng 3.000 trẻ vị thành niên chết do tự tử trên thế giới. Tại Việt Nam, tình trạng tự tử ở tuổi vị thành niên đang có xu hướng gia tăng, nhưng đáng buồn là người lớn, các bậc phụ huynh chưa biết cách hỗ trợ và can thiệp kịp thời. Nguyên nhân đôi khi đến từ chính những áp lực vô hình, những mâu thuẫn tưởng chừng đơn giản trong cuộc sống.



Học sinh:

"Đến trường em thấy dễ chia sẻ hơn chứ bây giờ khoảng cách thế hệ xa nhau quá cũng khó chia sẻ với gia đình."





Bên cạnh các vấn đề tâm lý do nguyên nhân từ gia đình, nhà trường và xã hội, nhiều trẻ dù lớn lên trong môi trường lành mạnh, nhận được sự quan tâm chia sẻ thường xuyên, song vẫn gặp những vấn đề về sức khỏe tinh thần. Như bệnh nhân 12 tuổi này nhập viện trong tình trạng đau đầu, co giật, được các bác sĩ chẩn đoán có liên quan đến stress. Song nguyên nhân không đến từ bên ngoài, mà do hệ thần kinh của em yếu đã dẫn đến những triệu chứng điển hình này.



Người nhà bệnh nhân:

"Gia đình tôi rất quan tâm đến cháu, không có áp lực gì cả. Cháu đi học cũng rất thoải mái. Bố mẹ với con như bạn bè mà, có gì ở lớp về đều nói chuyện hết. Hôm xưa đi học về mệt. Cháu cứ thiếp đi. Cháu bị giật mất khoảng 1 phút. Chắc là do thần kinh của cháu yếu thôi."




Theo các bác sĩ, ở tuổi vị thành niên, song song với việc phát triển thể chất thì trẻ sẽ có những thay đổi rõ rệt về mặt tâm lý. Khi sức khỏe tinh thần thiếu sự chăm sóc, thì dù ở người lớn hay trẻ nhỏ đều để lại những hậu quả ở nhiều cấp độ. Trong giai đoạn này, cha mẹ cần tập cho con kỹ năng tự lập và chịu trách nhiệm, song cũng luôn dõi theo con để giúp con giải tỏa lo âu, thay đổi những suy nghĩ lệch lạc, kịp thời phát hiện những biểu hiện bất thường về cả sức khỏe thể chất và tinh thần để chủ động đưa trẻ đi khám, điều trị kịp thời.



Bác sĩ Nguyễn Thị Hồi, khoa Suy nhược thần kinh, Bệnh viện Tâm thần Thái Bình: "Trẻ có biểu hiện như học hành sa sút, giảm tập trung, ngại giao tiếp hoặc không muốn tiếp xúc với bố mẹ, ăn uống thất thường, ngủ ít thì cha mẹ cần lưu ý đưa trẻ đi khám, can thiệp kịp thời. Nếu không can thiệp kịp thời thì sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của trẻ, sau này trẻ dễ dẫn đến rối loạn tâm thần như trầm cảm hoặc rối loạn hành vi, cảm xúc khác. Áp lực học hành, áp lực từ nhiều phía, bố mẹ bận không phát hiện kịp thời thì trẻ dễ có ý tưởng hoặc hành vi tự sát."

Các chuyên gia tâm lý cũng khuyến cáo, mỗi gia đình nên khuyến khích con chơi thể thao, tham gia các hoạt động tập thể để cân bằng sau giờ học. Dành thời gian giải trí và thư giãn, không nên tạo quá nhiều áp lực trong cuộc sống. 

Hà My

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...