Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học

Thứ 6, 22/04/2022 | 00:00:00
1,091 lượt xem

Mục tiêu giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho học sinh bên cạnh những giờ học trên lớp, trường Trung học cơ sở Phạm Đôn Lễ , xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà còn tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa. Qua đó khơi dậy tinh thần trách nhiệm, ý thức nỗ lực phấn đấu trong học tập, rèn luyện của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường.

Cô trò trường Trung học sơ sở Phạm Đôn Lễ trải nghiệm thực tế tại đền thờ Phạm Đôn Lễvà nghe người trông coi đền thờ giới thiệu về lịch sử Trạng chiếu và nghề dệt chiếu của địa phương

Sau giờ học di sản văn hóa trên lớp, học sinh lớp 7A1 trường Trung học sơ sở Phạm Đôn Lễ được trải nghiệm thực tế tại đền thờ Phạm Đôn Lễ - Ông tổ của làng nghề dệt chiếu. Buổi trải nghiệm đã giúp các em học sinh hiểu sâu hơn về nghề truyền thống làm chiếu Hới và những giá trị của di sản văn hóa trên quê hương.

Em Hoàng Vũ Hà An - Học sinh trường Trung học cơ sở Phạm Đôn Lễ 

Một buổi học ngoại khóa gắn với di tích, địa danh lịch sử cụ thể đã giúp chúng em hiểu rõ và ghi nhớ hơn ý nghĩa về nghề dệt chiếu Hới của quê hương Tân Lễ, từ đó chúng em càng yêu quê hương và ngôi trường mang tên danh nhân Phạm Đôn Lễ.

Cô giáo Đặng Thị Ngân Hà - Giáo viên môn lịch sử trường Trung học cơ sở Phạm Đôn Lễ 

Để dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh thì cần phải đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học. Và thực hiện hoạt động ngoại khóa chính là cách để đa dạng hóa điều đó. Đồng thời, giúp các em học sinh phát triển phẩm chất, năng lực và yêu thích hơn bộ môn Lịch sử. Trong thời gian tới, việc dạy học gắn với di sản cần được thực hiện thường xuyên hơn nữa, không chỉ với môn Lịch sử mà với nhiều môn học khác như: Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân,…

Nhà trường cũng chú trọng phải đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học, phương pháp và kỹ thuật dạy học

Giáo dục truyền thống cho học sinh luôn được trường Trung học cơ sở Phạm Đôn Lễ coi trọng. Bên cạnh những buổi trải nghiệm tại di sản, nhà trường còn tổ chức các diễn đàn, cuộc thi tìm hiểu lịch sử truyền thống của Đảng, của quê hương đất nước giữa các khối lớp. Thông qua các hoạt động giáo dục, các phong trào thi đua yêu nước... đã giúp các em học sinh có điều kiện rèn luyện, trưởng thành và sống có lý tưởng.

Giáo dục truyền thống cho học sinh luôn được trường Trung học cơ sở Phạm Đôn Lễ coi trọng

Em Nguyễn Thị Hải Ánh - Học sinh trường Trung học cơ sở Phạm Đôn Lễ

Chúng em rất chờ đợi đến mỗi giờ học được tiếp cận và tìm hiểu nội dung bài học thông qua các di sản. Từ đó, giúp các em phát triển kỹ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức, phát triển trí tuệ và nhân cách.

Thầy giáo Vũ Anh Tuấn – Phó hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Phạm Đôn Lễ

Thông qua hình thức dạy học này, các em học sinh được phát triển một số kỹ năng mềm, như: kỹ năng giao tiếp, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm, quản lý thời gian, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin với sự hỗ trợ của những ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại.

Việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học tại trường trung học cơ sở Phạm Đôn Lễ cũng được đánh giá là một trong các biện pháp hữu hiệu để giúp học sinh thêm hiểu, thêm yêu môn lịch sử. Đây cũng là hoạt động hữu ích giúp cho giáo viên có thêm tư liệu để bổ sung vào các bài giảng, tích cực đổi mới phương pháp dạy học.

Lan Anh

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...