Lưu ý khi tiêm tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ

Thứ 6, 22/04/2022 | 00:00:00
737 lượt xem

Thái Bình đang triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Đây là đối tượng khá nhạy cảm do độ tuổi còn nhỏ, khiến nhiều phụ huynh băn khoăn giữa lợi ích và tác hại nếu tiêm cho con em mình. “Rào cản” lớn nhất của một số gia đình chính là câu hỏi về hiệu quả và tính an toàn của vaccine đối với lứa tuổi non nớt này.

Thái Bình đang triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi

Trước khi con trai được tiêm phòng Covid-19, chị Trâm không tránh khỏi lo lắng về những phản ứng sau tiêm. Song nhờ chủ động tìm hiểu thông tin từ các nguồn chính thống và được nhà trường cũng như cán bộ y tế tuyên truyền, hướng dẫn đầy đủ, chị rất phấn khởi và yên tâm đưa con đi tiêm chủng.

Cán bộ y tế hướng dẫn trẻ làm thủ tục trước khi vào tiêm

Chị Vũ Thị Trâm, phụ huynh học sinh: 

Các thầy cô giáo cũng hướng dẫn chi tiết cụ thể trước và sau tiêm, dặn các con đến đúng giờ, ăn sáng đầy đủ. Tiêm xong cán bộ y tế cũng chia sẻ là các cháu nhỏ khác người lớn khi tiêm, cần chú ý hơn, sẵn sàng thuốc hạ sốt, theo dõi tránh để con chạy nhảy nghịch ngợm. Tiêm xong tôi rất mừng vì tiêm vaccine là cách phòng chống dịch hiệu quả nhất. 

Hiện nay đã có 64 quốc gia cho phép sử dụng vaccine phòng Covid-19 ở trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Ghi nhận thực tế từ các quốc gia này và tại các địa phương trên cả nước đang bắt đầu tiêm vaccine cho trẻ, tỷ lệ phản ứng thông thường như sốt, sưng đau tại chỗ rất thấp, chưa nói đến phản ứng nặng. Thậm chí các phản ứng này còn thấp hơn nhiều so với các vaccine thông thường đang dùng trong và ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng như cúm, sởi – quai bị – rublella.

 Về quan điểm của một số phụ huynh cho rằng trẻ đã nhiễm Covid-19 thì không cần tiêm nữa, các chuyên gia y tế cho biết, người đã được tiêm vaccine vẫn có thể tái nhiễm, nhưng biểu hiện lâm sàng khi nhiễm, tái nhiễm hay các hậu quả để lại sau nhiễm virus cũng nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với nhóm không được bảo vệ bởi vaccine. Đó là giá trị bền vững của việc tiêm phòng cả với người lớn và trẻ em. 

Trẻ được khám sàng lọc  trước khi tiêm

Y sĩ Hà Thị Thúy Hạnh - Trạm y tế phường Hoàng Diệu, TP Thái Bình: 

Công tác chuẩn bị trước khi tiêm thì phải đảm bảo tinh thần các cháu hết sức thoải mái, cho các cháu ăn uống đầy đủ. Sau tiêm thì có thể sốt, đau tại chỗ tiêm, phụ huynh chủ động mua thuốc hạ sốt, thuốc tăng đề kháng cho các cháu. Các cháu được theo dõi tại trạm 30 phút, nếu không có phản ứng gì sẽ được về nhà theo dõi trong 24 tiếng sau tiêm, nếu không có phản ứng bất thường thì theo dõi trong 7 ngày nhưng các cháu vẫn ăn uống sinh hoạt đi học như bình thường. 

Bác sĩ Phạm Thọ Tưởng - Trạm trưởng Trạm y tế xã Đông Mỹ, TP Thái Bình:

Những dấu hiệu bất thường về sức khỏe là sốt, ho, đau đầu, nôn, dị ứng cần được liên hệ với trạm y tế xã.. Trong đợt này 1 số trẻ chống chỉ định là bệnh nền, tạm hoãn thì là trẻ mới mắc Covid-19, có vấn đề sức khỏe cấp tính như sốt, ho, khó thở.

Các chuyên gia trong lĩnh vực tiêm chủng và phòng chống Covid-19 đều khẳng định một thông điệp rất rõ ràng: Lợi ích của tiêm chủng là rất lớn, gấp nhiều lần so với rủi ro. Các bậc cha mẹ không nên đắn đo mà hãy chủ động đưa trẻ đi tiêm càng sớm càng tốt. Trẻ em có quyền được bảo vệ, quyền được tiêm chủng để không bị lây nhiễm bệnh.

Hà My

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự thảo Nghị quyết
Quốc hội thảo luận về các dự thảo Nghị quyết

Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...