Trong một báo cáo được công bố trong tháng này, Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế cho biết, hiện tại lượng ngũ cốc dư thừa từ các khu vực khác trên thế giới sẽ chỉ bù đắp được phần nào nguồn cung nông sản “mắc kẹt” tại Nga và Ukraine. Trong khi đó, lúa mì vốn đóng vai trò thiết yếu trong khẩu phần ăn của phần lớn người dân Trung Đông - Bắc Phi – những người phụ thuộc vào hai quốc gia vốn được xem như vựa lương thực hay “rổ bánh mì” của thế giới.
Ông Lotfi Ajmi, có một tiệm bánh nhỏ ở thủ đô Tunis, Tunisia. Dù đã có kinh nghiệm 20 năm trong nghề, nhưng ông cho biết chưa bao giờ chứng kiến giá lúa mì tăng cao như hiện nay.
Ông Lotfi Ajmi – Chủ tiệm bánh mì: "Tôi không nhập được bột mì để làm bánh. Những người lao động khác như bán bơ, men nở… cũng đang chịu cảnh kinh doanh trì trệ như vậy. Không những giá thực phẩm tăng cao mà thậm chí chúng tôi còn không có bột mì để làm bánh." | ![]() |
Ông Lotfi đã phải đóng cửa hàng trong suốt 2 tuần nay vì không có nguyên liệu sản xuất. Tháng 3 này, cửa hàng của ông chỉ mới hoạt động đúng 13 ngày.
Cũng trong tình cảnh tương tự, tại Lebanon, quốc gia nhập khẩu hơn 70% lượng lúa mì từ Ukraine, người dân cũng đang trong tình cảnh khốn đốn vì tình trạng giá cả mặt hàng này tăng chóng mặt những ngày gần đây. Kể từ đầu tháng 3, bột mì đã không còn xuất hiện trong các cửa hàng, trong khi giá bánh mì tăng 70%.
Ông Amin Salam – Bộ trưởng kinh tế Lebanon: “Chúng tôi liên hệ với nhiều nước như Mỹ, Canada, Ấn Độ…để tìm nguồn lúa mì thay thế. Nguồn cung hiện khá khó khăn.” | ![]() |
Nhưng vấn đề không chỉ nằm ở việc tìm nguồn cung thay thế. Các nhà nhập khẩu này còn phải đối mặt với tình trạng hàng hóa chuyển giao bị trì hoãn và chi phí vận chuyển tăng cao.
Ông Ahmed Shoukry Rashad – Chuyên gia nghiên cứu kinh tế: “Chúng tôi đã tìm đến các nguồn cung khác, nhưng rõ ràng chi phí nhập mua của họ không thể rẻ như khi nhập từ Ukraine. Tình trạng này kéo dài chắc chắn tạo áp lực lớn đến ngân sách của nhà nước.” | ![]() |
Sự gián đoạn về nguồn cung lúa mì toàn cầu còn dẫn tới lo ngại sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng lạm phát giá lương thực tại những quốc gia đói kém như Yemen, khi những ngày gần đây nhiều người dân nước này đổ xô đi mua bột mì.
Hiện bánh mì là thực phẩm chủ yếu ở các quốc gia Trung Đông. Các chuyên gia cho rằng, tùy thuộc vào từng quốc gia, bánh mì và ngũ cốc sẽ chiếm khoảng một nửa khẩu phần ăn của người dân địa phương, trong khi tại châu Âu chỉ là 1/4. Ở những quốc gia này, bánh mì giá cả phải chăng cho quần chúng lao động được coi là một thỏa thuận xã hội.
Theo TTXVN
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...