Liên minh châu Âu (EU) hôm 23/3 đã đưa ra đề xuất biện pháp nhằm đảm bảo nguồn cung năng lượng, trong đó có khuyến nghị các nước thành viên có thể cùng mua khí đốt để tăng nguồn cung.
Dự kiến vào tháng 5 tới, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ công bố kế hoạch chi tiết về việc từ bỏ nhiên liệu hóa thạch của Nga vào năm 2027, trong khi các quốc gia thành viên đang nỗ lực khống chế hóa đơn năng lượng tăng vọt và tìm nguồn cung cấp thay thế trong trường hợp nguồn cung từ Nga bị gián đoạn.
Để thực hiện mục tiêu trên, EC khuyến nghị các nước EU cùng mua khí đốt từ các nhà cung cấp, theo một mô hình tương tự như cách liên minh mua vaccine ngừa COVID-19. Một lựa chọn khác là giới hạn giá điện và sử dụng máy phát điện để giải quyết sự chênh lệch giữa mức giá trần và giá thị trường, song việc này có thể làm suy yếu tới hoạt động đầu tư vào sản xuất năng lượng tái tạo mới. EC cũng đề xuất một điều luật yêu cầu các quốc gia EU lấp đầy kho lưu trữ khí đốt lên ít nhất 90% vào ngày 1/11 hàng năm kể từ năm 2023 và 80% trong năm nay.
Dự kiến, các nhà lãnh đạo EU sẽ thảo luận về các đề xuất này tại hội nghị thượng đỉnh diễn ra trong ngày 24-25/3.
Nguồn TTXVN
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...