Nhiều hiểu lầm về test nhanh Covid-19

Thứ 4, 16/03/2022 | 00:00:00
288 lượt xem

Số ca mắc Covid-19 liên tục tăng cao khiến nhiều người dân ngày nào cũng mua kit test nhanh để xét nghiệm hoặc tin theo một số thông tin chưa kiểm chứng trên mạng xã hội dẫn đến những hiểu lầm về kết quả test nhanh. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc chủ động phòng dịch, mà còn có thể gây lãng phí đối với các gia đình.

Bà Thà test nhanh tại trạm y tế 

Từ khi số F0 trong cộng đồng ở địa phương tăng đột biến, bà Thà tuần nào cũng test nhanh Covid-19 vài lần. Bà cho biết, mình không sợ test, nhưng lại lo lắng về những ảnh hưởng của nó đến sức khỏe bản thân. 


Bà Vũ Thị Thà:

“Do đặc thù công việc cứ 3 ngày lại phải test 1 lần để kiểm tra, không biết cứ test như thế có ảnh hưởng đến xoang và mũi không.”

Trước hiện tượng “loạn” thông tin trên mạng xã hội, nhiều người dân có tâm lý lo lắng, tích trữ kít test nhanh về sử dụng hàng ngày cho cả gia đình, gây lãng phí mà không thực sự hiệu quả. Một số người thì chưa tìm hiểu rõ về kít test dẫn đến những nhầm lẫn khi sử dụng. 

Ông Nguyễn Đình Chiến:

“Bây giờ dịch bệnh rất nhiều, nếu test lên vạch đậm hay nhạt có thể hiện gì về sức khỏe không, nếu test kiểm tra thường xuyên có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không.”



Người dân tìm mua kiít test nhanh tại cửa hàng thuốc

Bác sĩ Nguyễn Thu Hường, bộ môn vi sinh, trường Đại học Y dược Thái Bình:

“Nhiều trường hợp yêu cầu lấy dịch mũi thì lại lấy dịch họng, hoặc yêu cầu lấy dịch tị hầu lại lấy dịch mũi. Đôi khi người dân lấy mẫu dịch tị hầu ở nhà không đưa sâu được vào nên làm sai lệch kết quả, dẫn đến âm tính giả. Thời gian đọc kết quả mà quá 15 phút cũng có thể dẫn đến dương tính giả.”


Người dân thực hiện đúng khuyến cáo nhân viên y tế khi thực hiện test nhanh

Theo các chuyên gia y tế, việc xét nghiệm Covid-19 nhiều không thể làm “hỏng” mũi như nhiều người lo sợ. Tuy nhiên cũng có trường hợp lấy mẫu không đúng sẽ gây tổn thương đến mũi. Vì vậy, người dân khi tự test nhanh cần chú ý mua sản phẩm kit test đảm bảo chất lượng, thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Bác sĩ Nguyễn Thu Hường, bộ môn vi sinh, trường Đại học Y dược Thái Bình:

“Test nhanh đậm hay nhạt của vạch kết quả không nói lên tải lượng virus cao hay thấp, mà muốn đánh giá tải lượng virus phải phụ thuộc vào xét nghiệm PCR. Đậm nhạt khi test nhanh nhiều khi phụ thuộc vào độ nhạy của test và nhiều yếu tố như việc lấy mẫu có đúng kỹ thuật không.”


Ngay sau khi tiếp xúc với F0, việc test nhanh âm tính chỉ chứng minh kết quả chưa nhiễm tại thời điểm lấy mẫu, chứ không phải là không bị lây. Trường hợp sau khi tiếp xúc với mầm bệnh nếu đã tiêm vaccine thì chỉ cần tiến hành test nhanh hoặc làm xét nghiệm PCR trong khoảng 5-7 ngày, nếu chưa tiêm vaccine thì thời gian sớm nhất có thể cho ra kết quả dương tính là từ 24 đến 48 giờ. Ngoài ra chỉ nên test khi có các biểu hiện nghi ngờ như: chảy nước mũi, ho, sốt, đau nhức người... Người dân không nên quá lo lắng mà ngày nào cũng làm xét nghiệm.

Hà My

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận tại Tổ về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận tại Tổ về các dự án Luật

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...