Kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy sự xuất hiện của các mầm bệnh mới, chẳng hạn như virus SARS-CoV-2 đang phổ biến hiện nay, có thể dẫn tới sự tồn tại lâu dài của các biến thể cấp tính hơn, có khả năng lây truyền nhanh hơn và có độc lực cao hơn.
Để đưa ra kết luận trên, nhóm nghiên cứu đã áp dụng phương pháp toán học nhằm phân tích phương sai gây bệnh và khả năng miễn dịch của con người. Các mầm bệnh, trong đó có các virus, được trung hòa khi con người có khả năng miễn dịch đủ lớn. Tuy nhiên, chúng có thể lẩn tránh hệ thống miễn dịch của con người bằng cách liên tục biến đổi.
Kết quả nghiên cứu cho thấy những mầm bệnh càng có khả năng lây lan nhanh chóng và rộng rãi thì càng có khả năng lẩn tránh hệ thống miễn dịch của con người. Các mầm bệnh như vậy có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng hơn trong vật chủ bị nhiễm, và có thể trở nên phổ biến hơn.
Theo nhóm nghiên cứu, nhiều bệnh truyền nhiễm khác nhau vẫn tồn tại do các mầm bệnh của chúng đã lẩn tránh được hệ thống miễn dịch của con người. Vì vậy, cần áp dụng các biện pháp khác nhau với giả định rằng SARS-CoV-2 có thể trở thành một mầm bệnh như vậy.
Theo TTXVN
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...