Ngày 24/1, Anh đã kêu gọi các quốc gia trên thế giới làm nhiều hơn nữa để thực thi thỏa thuận ký kết tại hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP26, đặc biệt là Nhóm G20, hiện chiếm tới 80% lượng khí phát thải gây biến đổi khí hậu.
Phát biểu tại một sự kiện, Chủ tịch COP26 Alok Sharma đã bày tỏ quan ngại về tiến trình thực thi các cam kết, nhấn mạnh trước khi COP 27 diễn ra, các nước cần cố gắng biến các cam kết lịch sử trong Hiệp ước Khí hậu Glassgow thành hành động nếu không mọi thứ sẽ sụp đổ. Theo ông, năm 2022 là “thời điểm để tôn trọng các cam kết”.
Chủ tịch COP26 cũng cho rằng các nước G20 cần đi đầu trong việc thực hiện cam kết khi bản thân họ là những nguồn phát thải lớn nhất thế giới. Bên cạnh đó, ông Sharma nhấn mạnh các nước cần cố gắng thúc đẩy nỗ lực hỗ trợ tài chính cho những quốc gia dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu.
Thỏa thuận COP26 yêu cầu các quốc gia đặt ra mục tiêu cao hơn trong năm 2022 để cắt giảm lượng khí thải nhà kính với mục tiêu duy trì mục tiêu khống chế tăng nhiệt độ Trái Đất dưới ngưỡng 2 độ C hoặc tốt nhất là 1,5 độ C. Đây cũng là thỏa thuận khí hậu đầu tiên của LHQ đề cập đến than đá - nhiên liệu gây phát thải khí nhà kính lớn nhất.
Nguồn TTXVN
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...