Chọn phương án tốt nhất để đưa học sinh trở lại trường

Thứ 4, 19/01/2022 | 00:00:00
346 lượt xem

“Làm thế nào để đảm bảo an toàn cho học sinh khi trở lại trường là vấn đề trọng tâm được đặt ra tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp đảm bảo an toàn phòng chống dịch trong các cơ sở giáo dục diễn ra sáng 19/1. Hội thảo do Bộ Gíao dục và Đào tạo và Bộ Y tế phối hợp tổ chức theo hình thức trực tuyến kết nối với 63 Sở Giáo dục và Đào tạo trong cả nước.

Bàn về các giải pháp thúc đẩy việc mở cửa trường học an toàn phòng, chống dịch tại các địa phương, các ý kiến chuyên gia tại hội thảo đã chỉ ra rằng trong vấn đề đưa học sinh trở lại trường, chỉ có an toàn nhất, không có an toàn tuyệt đối. Với mức độ phủ vaccine và miễn dịch cộng đồng như hiện nay, học sinh từ 12 - 17 tuổi có thế đến trường học trực tiếp. Qua hai năm phòng chống dịch, Việt Nam cũng đạt được các điều kiện, thành tựu, kinh nghiệm phòng chống dịch hết sức quý giá để đảm bảo an toàn cho các trường học.

Ông Nguyễn Văn Hiếu - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh:

“ Từ tháng 12, khi tổ chức dạy học trực tiếp đến giờ thì việc xử trí các ca nhiễm đều an toàn và đúng theo quy định. Theo đánh giá chung thì hiện nay vẫn có tình hình lây chéo trong trường học. Qua thực tế thì ngành giáo dục và ngành y tế có kế hoạch báo cáo UBND thành phố từ ngày 7/2, tức là sau Tết nguyên đán cho các học sinh lớp 6, tiểu học và mầm non đến trường theo nguyên tắc tự nguyện của phụ huynh.”



Suốt thời gian qua, ngành giáo dục đã chủ động, linh hoạt chuyển đổi hoạt động dạy học để hạn chế tối đa tác động của dịch bệnh. Tuy nhiên, kéo dài hơn việc dạy học gián tiếp với các hình thức học trên truyền hình, internet thì tác động tiêu cực sẽ lớn dần, gia tăng ảnh hưởng chất lượng dạy học cũng như sức khỏe thể chất tinh thần của cả người dạy, người học. Bộ GD-ĐT đề nghị lãnh đạo địa phương, các sở GD-ĐT cần kiên quyết, chu đáo chuẩn bị kế hoạch đưa học sinh trở lại trường, kể cả học sinh đã được tiêm vaccine và trẻ mầm non chưa được tiêm

Ông Nguyễn Kim Sơn - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo:

“Khi mà chúng ta chuẩn bị đưa học sinh đi học trở lại thì sự lưu ý chỉ đạo của lãnh đạo các tỉnh, thành phố là điều hết sức quan trọng. Sự phối hợp giữa ngành giáo dục và các sở, ban, ngành của địa phương, đặc biệt là trong điều kiện y tế dự phòng và xử lý tình huống  là hết sức quan trọng. Việc này thì không thể tự ngành giáo dục tự mình có thể giải quyết được mà cần một sự hỗ trợ toàn diện. Năm 2022, ngành giáo dục xác định là năm mà cần có sự hỗ trợ tối đa đối với các em học sinh về cả sức khỏe thể chất, tinh thần. Một năm ưu tiên cho việc củng cố bù đắp lại những thiếu hụt, lỗ hổng kiến thức cho cả một thời gian rất dài vừa qua.”


Do thời gian chuẩn bị cho việc quay trở lại trường không còn nhiều vì đã cận kề Tết Nguyên đán nên Bộ trưởng đề nghị, địa phương tích cực chuẩn bị các điều kiện, cơ sở vật chất, gia tăng công tác y tế dự phòng, các điều kiện về giáo viên, quy trình, tập huấn, lên kịch bản trong các tình huống. Về chuyên môn, trước khi học sinh trở lại trường, các Sở GD-ĐT và nhà trường cần chuẩn bị tinh thần, tăng cường tương tác để học sinh và giáo viên hứng thú trở lại với việc dạy học trực tiếp. Cần khảo sát, phân nhóm học sinh bị hổng kiến thức để củng cố, bù đắp kiến thức cho các em.

Theo TTXVN

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...