Phát huy thế mạnh Y học cổ truyền trong điều trị bệnh

Thứ 5, 23/12/2021 | 00:00:00
313 lượt xem

Với tác dụng điều trị bệnh tận gốc, ít tác dụng phụ trong những năm qua các phương pháp điều trị bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền, châm cứu đã ngày càng thể hiện được thế mạnh, tạo được niềm tin cho bệnh nhân. Đặc biệt trong đại dịch Covid-19, các bài thuốc y học cổ truyền cũng đã được ứng dụng mang lại hiệu quả cao.

 Đang mang thai ở tuần 32 thì bị đột quỵ đã khiến chị Hải rơi vào lằn ranh của sự  sống và cái chết. Sau khi mổ bắt thai sớm, chị đã bị liệt nửa người, mất nhận thức nên gia đình đã xin chuyển về bệnh viện Châm cứu Trung ương để điều trị bằng phương pháp y học cổ truyền.

Bà Thành Thị Khúc – Người nhà bệnh nhân:

"Hôm nay là 27 ngày từ chỗ mới tháo sonde ra thì cháu đã hồi phục rất nhanh từ chỗ thân liệt nửa phải không nói được không nhận thức được đến tập đi…


 Còn bệnh nhân này nhập viện trong tình trạng nửa người yếu, đi lại khó do tai biến mạch máu não trên nền tăng huyết áp và tiểu đường, chỉ sau 2 tuần được điều trị tại đây, ông đã có thể đi lại và hồi phục sức khỏe gần như hoàn toàn.

Ông Trần Văn Chi – Tỉnh Lạng Sơn:

"Kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền, vừa dùng thuốc để tăng cường dinh dưỡng, vừa áp dụng các biện pháp: châm cứu, thủy châm, tập vận động, vật lý trị liệu, thuốc đông y… nhiều bệnh nhân bị đột quỵ đã hồi phục sức khỏe khá tốt, nhiều người đã khỏi hoàn toàn."



Ths BSCKII Đỗ Gia Quý – Trưởng khoa Đột quỵ PHCN, Bệnh viện Châm cứu Trung ương:

"Chúng tôi tiếp nhận bệnh nhân rất sớm, hầu như chỉ qua giai đoạn cấp cứu đã phục hồi ở đây rồi. bệnh nhân đến ngay từ giai đoạn sớm tthì khả năng phục hồi rất khả quan."


 Không chỉ triển khai nhiều kỹ thuật cao trong châm cứu điều trị nhiều bệnh nan y, bệnh viện Châm cứu Trung ương còn chuyển giao nhiều gói kỹ thuật cho các bệnh viện tuyến dưới. Đến nay nhiều bệnh viện tuyến tỉnh đã thực hiện được thành thục các kỹ thuật như: châm kim dài,  xuyên kinh, xuyên huyệt… Nếu như trước đây bệnh viện chủ yếu phát triển các phương pháp châm không dùng thuốc nhưng đến nay bệnh viện đã ứng dụng các phương pháp dùng thuốc y học cổ truyền trong điều trị bệnh, bao gồm cả thuốc điều trị và phòng Covid-19.

TS Bác sỹ Nguyễn Đức Minh – Phó Giám đốc Bệnh viện Châm cứu Trung ương:

“Trong thời gian sắp tới chúng tôi rà soát máy móc thẩm định xong GCP thực hành thuốc tốt tại bệnh viện, sẽ có những cơ sở đạt GMP trong bào chế thuốc, nâng cao vị thế của bệnh viện, chung tay nhân dân cả nước kết hợp không dùng thuốc và dùng thuốc”


 Với ưu điểm là an toàn, không có tác dụng phụ, điều trị tận gốc, y học cổ truyền cần được phát huy, đầu tư và khai thác để khẳng định được thế mạnh trong khám, chữa bệnh nhất là phòng chống các dịch bệnh mới nổi.

Theo TTXVN

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...