Do tác động của dịch COVID-19, việc ứng dụng công nghệ thông tin để giới thiệu tới du khách các giá trị di sản là giải pháp trước mắt và lâu dài. Hiện, nhiều bảo tàng, di tích trên địa bàn Hà Nội đã và đang tích cực triển khai các giải pháp công nghệ để làm mới sản phẩm, thu hút khách theo nhiều cách khác nhau.
"Kể chuyện đạo học Việt Nam" tại Văn Miếu- Quốc Tử Giám bằng công nghệ 3D Mapping đã được thử nghiệm tại không gian Nhà Thái học trước khi đi vào hoạt động. Kỹ thuật này dựng một mô hình có tỷ lệ kích thước giống hoàn toàn 100% so với vật thể thật, sau đó, từ mô hình trên máy tính, kỹ thuật viên tạo các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng 3D để trình chiếu cho người xem. Rất nhiều câu chuyện về đạo học được tái dựng qua hình ảnh 3D Mapping. Ứng dụng được thực hiện với mong muốn đưa không gian Văn Miếu - Quốc Tử Giám trở thành không gian văn hóa với các hoạt động văn hóa cả ngày và đêm phục vụ du khách.
Ông Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám: "Ý tưởng sp về đêm đã xây dựng từ đầu năm 2020 khi dịch bắt đầu. đối với Văn Miếu xây dựng chương trình đêm cần nghiên cứu rất kỹ, nằm trong kế hoạch phát triển du lịch thông minh mà thành phố Hà Nội đang thẩm định. Chúng tôi hy vọng được thực hiện." |
Bên cạnh đó, di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã triển khai hệ thống trợ lý du lịch ảo ứng dụng công nghệ thông minh nhân tạo AI, tham quan ảo 3D trên internet, tương tác 3D với những di sản tiêu biểu như bia Tiến sĩ, tái hiện không gian di tích những thế kỷ trước bằng công nghệ thực tế ảo.
Ông Lương Duy Doanh – Trưởng Ban truyền thông, CLB Lữ hành UNESCO Hà Nội: "Khi tích hợp công nghệ 4.0 tương thích phù hợp với xu thế hiện tại, qua tích hợp với du khách quốc tế hiện tại chưa đến được Việt Nam thì các công ty du lịch chúng tôi có thể kết nối qua hình thức bằng công nghệ đưa du khách đến." |
Ông Trương Quốc Toàn – Trợ lý Giám đốc cơ quan hỗ trợ hợp tác quốc tế vùng Paris tại Việt Nam: "công nghệ số giúp cho điểm tham quan vượt qua những rào cản ngôn ngữ vì chúng ta hình dung khi khách tham quan đến Văn Miếu hiện nay những bảng biển chỉ dẫn có 3 thứ tiếng thôi nhưng khi đưa vào môi trường số hóa chúng ta có thể pthát triểnhơn 10 thứ tiếng khác nhau." |
Ngay cả những bảo vật quốc gia như “Ấn sắc mệnh chi bảo”, cuốn “Đường kách mệnh” của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, trống đồng Ngọc Lũ, mộ thuyền Việt khê, bia Điện Nam Giao đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia… du khách cũng có thể trực tiếp tham quan online như thế này. Sau gần 2 năm vượt khó khăn do dịch bệnh, Bảo tàng vẫn không ngừng cung cấp thông tin về kho tư liệu quý hiếm đang lưu trữ tại đây tới công chúng.
Số hóa đang dần trở thành một trong những tiêu chí đánh giá mức độ phát triển văn hóa du lịch của di tích và bảo tàng. Điều này cũng phù hợp với cách tiếp cận, hưởng thụ văn hóa của công chúng trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đồng thời gắn với nhiệm vụ xây dựng Hà Nội - Thành phố sáng tạo và chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Theo TTXVN
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...