Các nước thành viên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 1/12 đã nhất trí tiến hành đàm phán nhằm xây dựng một hiệp ước quốc tế nhằm ngăn chặn và ứng phó với các đại dịch trong tương lai. Nhu cầu về một hiệp ước đại dịch toàn cầu đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết trong bối cảnh lo ngại liên quan biến thể Omicron gia tăng.
Nghị quyết được 194 nước thành viên của WHO thông qua tại phiên họp đặc biệt kéo dài 3 ngày của Hội đồng Y tế thế giới ở Geneva (Thụy Sĩ). Theo nghị quyết, một cơ quan đàm phán liên chính phủ được thành lập nhằm thảo luận và phác thảo về một hiệp ước, thỏa thuận hoặc công cụ quốc tế khác nhằm ngăn ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch.
Cuộc họp đầu tiên của cơ quan này sẽ diễn ra muộn nhất là vào ngày 1/3 năm sau nhằm chọn ra 2 đồng chủ tịch và 4 vị phó chủ tịch. Báo cáo tiến độ sẽ được trình tại phiên họp thường kỳ của Hội đồng Y tế thế giới vào năm 2023 với kết quả cuối cùng sẽ được đưa ra xem xét tại phiên họp năm 2024.
Với thông điệp "Không ai có thể an toàn trừ khi tất cả mọi người đều an toàn", hiệp ước sẽ là cơ sở pháp lý để các quốc gia cùng chung tay chống dịch, đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người.
Theo TTXVN
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...