Các tiêu chí đánh giá cấp độ dịch tại các địa phương sẽ không dựa vào số ca mắc và tỷ lệ được tiêm vaccine. Hiện trên thế giới tình hình dịch vẫn phức tạp và có thể xuất hiện làn sóng mới với các biến chủng mới. Thông tin được đưa ra tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác điều trị Covid-19 diễn sáng nay, với sự tham gia của hơn 700 điểm cầu tại 63 tỉnh thành, phố.
Đại diện TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương và các chuyên gia đã chia sẻ kinh nghiệm trong điều trị bệnh nhân nặng, quản lý, điều trị F0 tại nhà và thu dung F0 tại y tế cơ sở. Trong đó, nhấn mạnh một trong những nguyên nhân gây tử vong trong giai đoạn đầu là do bệnh nền, quá tải tại tuyến cơ sở. Để đáp ứng với diễn biến của dịch, Bộ Y tế đã liên tục cập nhật và thay đổi phác đồ điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhiều loại thuốc như: kháng virut, kháng viêm và phương pháp điều trị Covid-19. Đặc biệt là xây dựng ba gói thuốc điều trị tại nhà cho F0 được sử dụng tại Thành phố HCM và các tỉnh phía Nam đã góp phần giảm áp lực cho y tế cơ sở. Trong đó, thuốc Monulpiavir được sử dụng thí điểm gần 250 nghìn liều, kết quả sau âm tính sau 5 ngày từ 72% đến 93%, giảm được tỷ lệ tử vong khoảng 50% so với nhóm không sử dụng Monulpiavir.
GS.TS Nguyễn Viết Nhung – Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương: "Số được tiếp cận với thuốc rất cao, số lượng bệnh nhân có kết quả tỷ lệ âm hóa khoảng 48%, dữ liệu lâm sàng 72%, rất an toàn.” |
Hiện tỷ lệ tử vong do Covid-19 tại Việt Nam là 2,1% tương đương với thế giới. Để có được kết quả này có sự đóng góp, nỗ lực của ngành y tế và cụ thể là chiến lược thử nghiệm thuốc điều trị Covid-19 Molnupiavir. Tại hội nghị, đại diện Bộ Y tế khẳng định, khi Việt Nam trở về tình trạng thích ứng linh hoạt, kiểm soát an toàn, hiệu quả dịch Covid-19 thì việc đánh giá cấp độ dịch sẽ có sự thay đổi, như không căn cứ vào số ca mắc và tỷ lệ tiêm.
Bộ Y tế nhận định số ca mắc cộng đồng đang có xu hướng gia tăng ở nhiều địa phương trên cả nước do mầm bệnh đã tồn tại trong cộng đồng, nhiều ca bệnh không có triệu chứng, không rõ nguồn lây và có liên quan đến người trở về từ vùng dịch. Các nhà chuyên môn, nhà khoa học nhận định Việt Nam phải hết sức cảnh giác, không được lơ là, phải sẵn sàng ứng phó đợt dịch thứ 5.
Theo TTXVN
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...