Vị thế văn hóa trong xây dựng đất nước phồn vinh

Thứ 5, 25/11/2021 | 00:00:00
879 lượt xem

Nhận diện những tồn tại, yếu kém của văn hóa để đề xuất giải pháp biến văn hóa thành sức mạnh nội sinh, đó là mục tiêu quan trọng của Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần này, nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Để cụ thể hóa, thực hiện mục tiêu đó, bên lề Hội nghị, nhiều đại biểu là các văn nghệ sỹ, nhà văn hóa đã có những chia sẻ, cùng hiến kế để xây dựng, phát triển văn hóa đất nước trong giai đoạn mới.

Trong bài phát biểu tại Hội nghị sáng 24/11, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã nhắc đến câu nói: Văn hóa còn thì dân tộc còn. Văn hóa mất thì dân tộc mất. Phát biểu này đã một lần nữa khẳng định vai trò của văn hóa đối với đất nước trong mọi giai đoạn, thời kỳ. Song thẳng thắn mà nói, thực tế nhiều năm gần đây, văn hoá lại chưa được quan tâm một cách đầy đủ, tương xứng với kinh tế và chính trị.

Nhà văn Nguyễn Quang Thiều – Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam: 

"Ở đó, giáo dục vô cùng quan trọng. Chúng ta phải lan truyền, chúng ta phải làm cho những vẻ đẹp của văn hóa Việt như một hơi thở, trong đời sống thường nhật của mỗi gia đình, mỗi công sở, trong mỗi cộng đồng, chứ nó phải là một di sản bất động."


Khi chưa được quan tâm đúng mức, văn hóa sẽ mất dần vị thế vốn có. Trong khi đó, sự ảnh hưởng của các làn sóng văn hóa nước ngoài ồ ạt xuất hiện, đã tác động không nhỏ đến suy nghĩ, lối sống của thế hệ trẻ. Điều này phần nào cho thấy, sức đề kháng trước những văn hóa ngoại lai của một bộ phận người dân còn nhiều yếu kém.

Họa sĩ Lương Xuân Đoàn – chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam: 

"Tôi cho rằng chính người nghệ sĩ sẽ quyết định cái bức tranh toàn cảnh của nền văn hóa, văn nghệ này của Việt Nam. Tạo nên 1 cái dung nhan đầy đặn nữa của văn hóa Việt Nam trước thế giới."


Những di sản văn hóa hàng nghìn năm của cha ông để lại đã và đang góp phần giúp chúng ta xây dựng hình ảnh về một Việt Nam giàu bản sắc dân tộc với thế giới. Mới đây, Thủ tướng chính phủ cũng đã phê duyệt chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030, càng cho thấy rằng: văn hóa chính là một động lực phát triển quan trọng của đất nước. Xây dựng một thế hệ yêu di sản cha ông, yêu văn hóa đất nước, chính là xây dựng một thế hệ tương lai giàu nhân cách với những hệ giá trị không gì đong đếm được. 

Theo TTXVN

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...