Nghề giày da ở Hồng Lý khó khăn trong đại dịch

Thứ 3, 02/11/2021 | 00:00:00
1,677 lượt xem

Đại dịch Covid-19 lần thứ tư bùng phát khiến chuỗi cung ứng hàng hóa đứt gãy. Không riêng các doanh nghiệp lớn gặp khó khăn mà ngay cả các cơ sở sản xuất nhỏ ở làng nghề cũng chịu tác động lớn. Điển hình tại xã Hồng Lý, địa phương có nghề làm giày da phát triển mạnh của huyện Vũ Thư.

Xưởng sản xuất giày tại xã Hồng Lý huyện Vũ Thư

Kể từ khi dịch bệnh Covid-19 lần thứ tư bùng phát, thiếu nguyên liệu đầu vào, đứt gãy chuỗi cung ứng đầu ra, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm giảm nên cơ sở sản xuất giày da của gia đình anh Trần Văn Hiệp, thôn Hội Kê, xã Hồng Lý gần như phải dừng hoạt động. 20 công nhân không có việc làm đã phải đi tìm công việc khác.

Anh Trần Văn Hiệp - chủ cơ sở sản xuất giày da xã Hồng Lý, huyện Vũ Thư:

“Dịch bệnh không diễn ra thì xưởng của em thu hút khoảng 20 lao động thường xuyên làm việc. Trong lúc dịch bệnh diễn ra thế này thì đa phần là công nhân cũng tìm công việc khác. Đầu tư ban đầu của em thì cũng khoảng hơn một tỷ. Hiện giờ cơ sở gần như là dừng hoạt động, hoạt đồng cầm chừng ở mức độ thấp nhất thôi.”


Xã Hồng Lý hiện có 38 cơ sở sản xuất giày da, tạo việc làm ổn định cho gần 1.000 lao động với mức thu nhập từ 8 đến 10 triệu đồng một người một tháng. Những lao động kỹ thuật có tay nghề cao, mức thu nhập trên 30 triệu đồng một người một tháng thì nay thu nhập giảm đáng kể.

Chị Trần Thị Tươi - xã Hồng Lý, huyện Vũ Thư:

“Trước kia khi chưa có dịch thì bọn em làm mức lương tầm khoảng 8 triệu nhưng sau khi dịch thì lương của em chỉ còn khoảng 4 - 5 triệu.”


Anh Đinh Văn Dũng - Chủ cơ sở sản xuất giày da xã Hồng Lý, huyện Vũ Thư:

“Do dịch có ít việc nên anh em thợ đi làm công ty hoặc làm những việc khác, không còn thợ làm nhiều như trước.”


Máy móc đầu tư hiện đại sử dụng để sản xuất sản phẩm tại xưởng giày

Để sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường, các cơ sở sản xuất giày da phải đầu tư hàng tỷ đồng, mua sắm máy móc, thiết bị hiện đại. Trong khi đó, phần đông là thanh niên trẻ khởi nghiệp nên họ phải vay vốn của người thân hoặc các tổ chức tín dụng để đầu tư sản xuất. Nỗi lo nợ nần giờ thêm nỗi lo về nguồn lao động có tay nghề cao khi sản xuất được khôi phục trở lại càng khiến bài toán càng thêm khó.

Anh Trần Văn Hiệp - chủ cơ sở sản xuất giày da xã Hồng Lý, huyện Vũ Thư:

“Nếu mà quay lại làm việc thì công nhân thì gần như là mình phải lựa chọn lại từ đầu. Những công nhân cũ của mình giờ người ta chọn công việc khác hết rồi.”


Chờ đợi, thu hẹp hoặc dừng sản xuất là tâm trạng và cũng là giải pháp chung của nhiều chủ cơ sở sản xuất giày da ở xã Hồng Lý. Đây cũng là cách để họ vừa giữ chân lao động, vừa có thêm nguồn thu nhập để trang trải cho các khoản lãi vay ngân hàng khi đến kỳ thanh toán.

CTV Thanh Vân

  • Từ khóa
Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của Kỳ họp thứ 8
Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của Kỳ họp thứ 8

Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận, cho ý kiến nhiều dự án luật quan trọng và xem xét, thông qua các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết đã được trình Quốc hội trong đợt 1...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...