Sản xuất trong bối cảnh hiện nay đã không chỉ dừng lại ở một cá nhân đơn lẻ, sự liên kết giữa người nông dân với doanh nghiệp thông qua địa phương đang tạo ra tổ hợp liên kết hiệu quả, nông dân vừa thu lợi cao, lại vừa tạo ra giá trị sản phẩm đạt chất lượng cung cấp cho người tiêu dùng.
Cánh đồng lúa chín của hộ gia đình ông Nguyễn Văn Chiến
Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, cơ giới hóa 100% khâu sản xuất và thu hoạch, mô hình sản xuất lúa mà gia đình ông Nguyễn Văn Chiến thực hiện vụ mùa này đã tạo ra sự khác biệt khá lớn so với các vụ sản xuất truyền thống trước.
![]() | Ông Nguyễn Văn Chiến - thôn Bình Trần Nam, xã An Bình, huyện Kiến Xương: “Thực tế là cấy theo mô hình này sẽ làm bớt được lượng phân đạm chăm bón, bớt được chất độc hại do thuốc sâu. Mặt khác, giống lúa này cũng có điểm tối ưu đó là kháng khuẩn, kháng sâu bệnh.” |
Hay như ông Vũ Văn Dương, xã Nam Hải, huyện Tiền Hải tận dụng vùng đất bỏ hoang để tích tụ sản xuất. Vừa trồng lúa lại kết hợp nuôi trồng thủy sản, vụ mùa này, ông mạnh dạn liên kết sản xuất lúa sạch với doanh nghiệp chuyên cung cấp phân bón và chế phẩm vi sinh trên diện tích 2 héc-ta. Doanh nghiệp thu mua tươi ngay tại ruộng, giá 9.000 VND /1Kg.
![]() | Ông Vũ Văn Dương - xã Nam Hải, huyện Tiền Hải: “Tôi cấy theo mô hình hữu cơ, hoàn toàn không dùng thuốc trừ sâu nên sẽ không ảnh hưởng nguồn nước và các chất trong đất.” |
Mô hình liên kết sản xuất lúa ST24 VÀ ST25 được triển khai tại hộ ông Vũ Văn Dương
Đây là 2 trong số 4 mô hình liên kết sản xuất lúa ST24 VÀ ST25 được triển khai trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Các mô hình đều có điểm chung là sử dụng giống lúa chất lượng cao, sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ để tạo ra sản phẩm an toàn, nâng cao hiệu quả kinh tế, ít ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe con người.
Ông Cao Bá Muồn - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần vi sinh Michianai: “Chúng tôi đã xây dựng một quy trình khép kín, tức là từ khi bắt đầu vào vụ cho đến khi kết thúc vụ thì hoàn toàn dựa trên những yêu cầu và giám sát chặt chẽ, các hộ là phải thực hiện theo đúng quy trình để tạo ra một sản phẩm có giá trị, chất lượng cao.” | ![]() |
![]() | Ông Trần Quang Vinh - Giám đốc HTX DVNN xã Nam Hải, huyện Tiền Hải: “Như vậy, mô hình cũng đã đạt được kết quả về kinh tế, thu nhập cao, đời sống nhân dân được ổn định, người dân yên tâm trong vấn đề sản xuất.” |
Nâng cao giá trị hạt gạo bằng cách sản xuất lúa gạo sạch, an toàn, đi đôi với bảo vệ môi trường chính là xu hướng tất yếu hiện nay. Hiệu quả từ các mô hình là tiền đề để Thái Bình triển khai nhân rộng trong các vụ sau.
Hoài Thu
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...