Đại dịch Covid-19 kéo dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi mặt đời sống kinh tế xã hội, trong đó cộng đồng doanh nghiệp bị tác động rất lớn. Để vượt qua thử thách này,bên cạnh sự giúp đỡ, tiếp sức từ phía Nhà nước, nhiều doanh nghiệp đã và đang nhanh chóng chuyển đổi mô hình, tổ chức lại sản xuất, kinh doanh nhằm thích ứng với đại dịch.
Trong đợt bùng phát lần thứ tư của đại dịch Covid-19, số doanh nghiệp phải ngừng sản xuất hoặc buộc phải phá sản đã tăng cao, phần lớn là các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn thì cũng gặp không ít khó khăn, phải thu hẹp sản xuất. Theo Tổng cục Thống kê, 8 tháng năm 2021, cả nước có 68.900 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động hoặc ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể. Như vậy, trung bình mỗi ngày có khoảng 287 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động hoặc ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể.
Tại Thái Bình, tổng số có khoảng 8000 doanh nghiệp. 8 tháng năm 2021, số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 264 doanh nghiệp, số doanh nghiệp chờ hoàn thành thủ tục giải thể là 43 doanh nghiệp, số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 60 doanh nghiệp.
Nhìn vào những con số trên thì có thể thấy đại dịch đã tác động rất lớn tới các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu so sánh với mặt bằng chung của cả nước thì tỷ lệ doanh nghiệp giải thể hoặc ngừng kinh doanh của Thái Bình vẫn thấp hơn nhiều. Để giữ được thành quả đó là bởi Thái Bình đã phòng chống hiệu quả dịch bệnh Covid-19, tạo môi trường an toàn cho sản xuất kinh doanh, triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.
Ông Vũ Duy Hân - Giám đốc Công ty TNHH Dệt may Trường Sơn Thịnh: “Các cơ quan Nhà nước cũng đã tháo gỡ những khó khăn thì đó cũng là một cái động lực giúp cho doanh nghiệp giảm bớt những khó khăn,giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường.” |
Doanh nghiệp đang nhận được sự tiếp sức của Nhà nước để vượt qua khó khăn như được gia hạn thuế VAT, giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp, gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn giảm 100% mức đóng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Ông Vũ Mạnh Hoàn - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp thành phố Thái Bình: “Hội Doanh nghiệp thành phố cũng đã cùng với các doanh nghiệp đã được sự hỗ trợ của UBND thành phố. UBND thành phố đã giúp doanh nghiệp tháo gỡ những điểm nghẽn trong đầu tư, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng.” |
Trong khi đó, Xí nghiệp May 10 Hưng Hà thuộc Tổng Công ty May 10 đã đối phó với những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 bằng cách chuyển đổi quy trình sản xuất, chuyển kết cấu mặt hàng truyền thống sang mặt hàng có khả năng thích ứng nhanh.
Bà Trần Thị Hương - Giám đốc Xí nghiệp May 10 Hưng Hà: “Trong các hoạt động sản xuất kinh doanh,việc tuyên truyền, giáo dục cho công nhân của xí nghiệp phải luôn luôn phấn đấu và có tinh thần phấn đấu tốt trong công việc là rất quan trọng.” |
Xưởng sản xuất của Xí nghiệp May 10 Hưng Hà thuộc Tổng Công ty May 10
Ông Vũ Huy Đông - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Damsan: “Việc mà tỉnh đẩy mạnh và quản lý tốt nhất dịch bệnh là đã thành công nhất đối với doanh nghiệp. Còn đối với các doanh nghiệp hiện nay, tôi nghĩ rằng trong điều kiện dịch bệnh như thế này, các doanh nghiệp cùng chung tay, đồng hành với lãnh đạo tỉnh trong việc đóng góp tài chính, kinh tế, hỗ trợ các điều kiện để cùng với tỉnh thực hiện việc chống dịch được tốt nhất.” |
Thực tế cho thấy, đại dịch Covid-19 đã gây ra nhiều thách thức, khó khăn cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp khởi nghiệp. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm mở ra nhiều cơ hội để các ý tưởng, dự án khởi nghiệp nắm bắt thời cơ, tìm ra hướng đi mới phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Anh Vũ Đức Đông - Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Thái Bình: “Chúng tôi đều có sự san sẻ và hỗ trợ cho nhau để giúp cho toàn bộ anh em hội viên đều ổn định được sản xuất. Và ngoài ra, trong các hoạt động thương mại thì anh em cũng tăng cường sử dụng chéo các sản phẩm của nhau, thông báo truyền thông bên trong hội để cho các doanh nghiệp khác biết và tăng cường sử dụng các sản phẩm dịch vụ đó.” |
Để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua những ảnh hưởng của dịch Covid-19, thời gian qua, Chính phủ và tỉnh Thái Bình đã áp dụng hàng loạt chính sách gia hạn miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất, hỗ trợ các doanh nghiệp, hỗ trợ tiền tệ, tín dụng.Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh còn có thể kéo dài, các doanh nghiệp vẫn cần thêm sự trợ giúp.
PV
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...