Thái Bình hiện có gần 80.000 héc-ta lúa, năng suất trên 1 triệu tấn 1 năm, là tỉnh sản xuất lúa lớn thứ 2 ở khu vực Đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên, việc sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn đồng nghĩa với việc đưa ra môi trường lượng khí phát thải nhà kính lớn. Làm thế nào để giải quyết thách thức này, hướng đến sản xuất lúa bền vững?
Cánh đồng sản xuất lúa tại Thái Bình
Sản xuất gắn với bảo vệ môi trường là yêu cầu đặt ra với Ngành Nông nghiệp nói chung và các vùng trọng điểm sản xuất lúa, trong đó có Thái Bình nói riêng. Mặc dù việc canh tác lúa những năm gần đây đã có nhiều thay đổi, song chủ yếu nông dân vẫn canh tác theo truyền thống, điều này đã và đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, gia tăng lượng khí phát thải nhà kính. Lạm dụng phân bón hóa học, giữ nước thường xuyên trong ruộng, những việc làm này là nguyên nhân chính gây phát thải khí nhà kính.
Ông Vũ Ngọc Xuyền - Giám đốc HTX DVNN xã Đông Quý, huyện Tiền Hải: “Tập quán canh tác cũ của nhân dân là người thường cấy dày. Ngoài ra là việc bón phân nhỏ giọt, cứ khi nào mà lúa xấu xấu tí là nhân dân lại cầm phân ra bón.” |
Theo công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, nông nghiệp chiếm tới 33% tổng lượng phát thải khí nhà kính, trong đó sản xuất lúa gạo chiếm gần 50%. Để giải quyết thách thức này, dự án “Sản xuất lúa bền vững và giảm phát thải khí nhà kính” do tổ chức phát triển Hà Lan, SNV quản lý nhằm xác định phương pháp tiếp cận mới giúp giảm phát thải khí nhà kính, tăng năng suất lúa và nhân rộng các phương pháp hiệu quả nhất cho hàng vạn hộ nông dân. Thái Bình là tỉnh duy nhất trong cả nước được lựa chọn thực hiện dự án trong thời gian 5 năm từ năm 2016 đến năm 2021.
Bà Trần Thu Hà, Giám đốc dự án AVERP, Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV: “Lý do chính là tỉnh Thái Bình là một tỉnh đất nông nghiệp rất là rộng, đất lúa là hơn 78.000 héc-ta. Ngoài ra, tỉnh Thái Bình là một trong những địa phương đi đầu cả nước về canh tác lúa giỏi, sản xuất lúa mang lại năng suất cao và là một trong những tỉnh có năng suất cao nhất của cả nước.” |
Diện tích lúa gieo trồng theo Dự án sản xuất lúa bền vững, giảm phát thải nhà kính AVERP
Dự án được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 là giai đoạn thử nghiệm, được bắt đầu vào vụ mùa năm 2017 kéo dài đến vụ xuân năm 2018. Giai đoạn 2 là giai đoạn nhân rộng, gồm 4 vụ liên tiếp từ vụ xuân năm 2019 đến vụ mùa năm 2020.
ThaiBinh Seed tiên phong sản xuất lúa bền vững là đơn vị tiên phong trong sản xuất các giống lúa chất lượng cao, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Bình Seed đã nghiên cứu chọn lọc và đưa ra gói công nghệ tiên tiến để tham gia dự án với quy trình mới, vừa giảm phát thải, vừa đảm bảo năng suất. Tham gia dự thi, ThaiBinh Seed sử dụng các giống lúa Bắc thơm 7, BC 15 phương thức cấy tay hoặc gieo thẳng với mật độ từ 24 đến 30 khóm trên mét vuông. Sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý rơm rạ sau thu hoạch.
Bà Trần Thị Tiệc - Thư ký phụ trách dự án của ThaiBinh Seed: “Công nghệ mới của mình một là bón phân một lần, so với bà con thì bà con bón 3 lần trong vụ. Thứ 2 nữa là đặc điểm xiết nước. Xiết nước thì bình thường bà con thì không xiết nước theo giai đoạn mà gọi tự phát thôi, cứ thấy khô là lại cho nước vào, lúc nào cũng giữ nước trong ruộng.” |
Thóc thu hoạch sau khi ứng dụng các gói công nghệ sản xuất lúa bền vững của ThaiBinh Seed
Ông Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc HTX DVNN xã Vũ Hòa, huyện Kiến Xương: “Hiệu quả một là giảm chi phí công vận hành đi. Thứ 2 là tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, rễ ăn sâu. Và thứ 3 nữa là tình hình sâu bệnh thì đặc biệt là một số bệnh như bạc lá, sọc vi khuẩn thì cực kỳ hạn chế.” |
Người nông dân thu hoạch lúa đạt năng suất cao
Hiệu quả từ mỗi vụ sản xuất đã tạo niềm tin cho nông dân các địa phương tham gia dự án. Sau khi kết thúc 4 vụ mở rộng ở giai đoạn 2, đã có trên 6000 nông hộ từ 13 hợp tác xã đã tham gia ứng dụng các gói công nghệ sản xuất lúa bền vững của ThaiBinh Seed với tổng diện tích 700 héc-ta.
Bà Nguyễn Thị Thành - xã Vũ Hòa, huyện Kiến Xương: “Chúng tôi tham gia dự án này thì thích nhất là quy trình kỹ thuật của dự án phổ biến.” |
Ông Nguyễn Công Tân - xã Vũ Hòa, huyện Kiến Xương: “Tham gia dự án này trước hết là chúng tôi là giảm ngày công lao động và thứ 2 là năng suất lúa là tăng rất cao.” |
Bà Nguyễn Thị Hoa, xã Bình Định, huyện Kiến Xương: “Được hỗ trợ phân bón để xử lý rơm rạ, thu hoạch được cân tươi và giá cả thì cho thu nhập cao hơn giá thị trường gấp 1,3 lần.” |
Kết quả kiểm định cho thấy, gói “Quy trình công nghệ sản xuất lúa bền vững và giảm phát thải khí nhà kính” của ThaiBinh Seed đã thể hiện được nhiều điểm ưu việt như giảm phát thải khí nhà kính CO2 từ 5 đến 54%, năng suất lúa tăng so với đối chứng từ 12 đến 93% trên 80% số hộ nông dân hiệu quy trình công nghệ sản xuất này. Với kết quả đó, ThaiBinh Seed đã vượt qua 3 đơn vị là Công ty TNHH đầu tư và phát triển An Đình, Công ty Cổ phần Giống cây lương thực và cây thực phẩm, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền để giành được giải thưởng cao nhất của cuộc thi.
Ông Trần Mạnh Báo - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed: “Dự án SNV là một trong những dự án mà nó có cái mục tiêu đem lại lợi ích rất lớn cho xã hội đó là chống phát thải khí nhà kính, nó trùng hợp với mục tiêu của ThaiBinh Seed. ThaiBinh Seed chúng tôi luôn muốn vươn tới lợi ích cho xã hội và đem lại lợi ích cho người nông dân.” |
Một trong những điều thành công nhất của dự án “Sản xuất lúa bền vững và giảm phát thải khí nhà kính AgResults” đó là để lại mô hình canh tác và những gói công nghệ tiên tiến để ngành Nông nghiệp của tỉnh Thái Bình nói riêng và cả nước nói chung tiếp nhận và sử dụng để canh tác lúa bền vững. Nông dân có thêm những mùa vàng bội thu.
Thu Trang
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường xem xét, biểu quyết thông qua các dự án Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn và Luật...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...